cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú

Thứ ba - 14/02/2023 03:08
byporno.net – Ngày 06 tháng 02 năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú (trường PTDTBT). Trong đó có một số điểm đáng chú ý như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông dân tộc bán trú
Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ; tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước; thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường; phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
Cô, trò trường PTDTBT THCS Sa Dung, huyện Điện Biên Đông
Trường phổ thông dân tộc bán trú
Trường PTDTBT được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trường PTDTBT bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú như sau:
- Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số: Có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số.
- Tỷ lệ học sinh bán trú:
Đối với trường PTDTBT tiểu học, có ít nhất 20% học sinh bán trú;
Đối với trường PTDTBT trung học cơ sở, có ít nhất 45% học sinh bán trú;
Đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.
Như vậy, so với quy định tại Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì tỷ lệ học sinh bán trú (mức tối thiểu) đối với trường PTDTBT tiểu học giảm từ 25% xuống 20%; trường trường PTDTBT trung học cơ sở giảm từ 50% xuống 45%; đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở cũng giảm 5% theo từng cấp học.
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú
Cơ cấu tổ chức của trường PTDTBT thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường có thêm một Tổ quản lý học sinh bán trú để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
Tổ quản lý học sinh bán trú có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ Trưởng, tổ Phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Học sinh ăn trưa tại trường PTDTBT THCS Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông
Tổ quản lý học sinh bán trú có những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần để rà soát, triển khai nhiệm vụ của tổ và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu; thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Một buổi sinh hoạt tập thể của học sinh trường PTDTBT THCS Keo Lôm, Điện Biên Đông
Một số hoạt động giáo dục đặc thù trong Trường PTDTBT
Trường PTDTBT thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các hoạt động giáo dục đặc thù sau: Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường; giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên của trường PTDTBT với các điểm nổi bật như sau: Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương; phối hợp với chính quyền, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Học sinh bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền như: Thực hiện nội quy nội trú của nhà trường; giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác; được bố trí ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.
Học sinh tham gia chăm sóc vườn rau tại trường PTDTBT THCS Pú Hồng, Điện Biên Đông
Điều kiện học sinh được học trường PTDTBT và học sinh bán trú
Điều kiện học sinh được học trường PTDTBT là học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Học sinh bán trú là học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18 tháng 03 năm 2023 và thay thế Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú và Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tác giả: Ngô Quốc Hùng

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay45,136
  • Tháng hiện tại570,860
  • Tổng lượt truy cập67,294,949
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi