Các mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông cho học sinh khuyết tật là: đạt trình độ phát triển tối đa so với khả năng của trẻ trong thời gian và môi trường giáo dục phù hợp; có kiến thức, kĩ năng xã hội phù hợp với độ tuổi và khả năng của học sinh khuyết tật; cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng cơ thể và hạn chế chức năng tinh thần do khiếm khuyết hoặc tổn thương về tâm lý, trí tuệ; được hướng nghiệp thông qua học tập trong các cơ sở đào tạo để có một định hướng nghề rõ ràng, chuẩn bị cho quá trình đào tạo nghề nghiệp và có cơ hội được hòa nhập, cống hiến cho xã hội sau này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật Quản lí hoạt động chuyên môn giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật/học sinh khiếm thính, gồm các nội dung chính sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân: Bên cạnh các quy định chung, học sinh khuyết tật, học sinh khiếm thính còn phải bao gồm một bản Kế hoạch giáo dục cá nhân; bản kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh khuyết tật được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa các chuyên gia về thính học, chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục khuyết tật, cha mẹ học sinh khuyết tật/khiếm thính và đai diện các lực lượng xã hội, cộng đồng.
Nội dung một bản kế hoạch giáo dục cá nhân gồm các thông tin về: Khả năng, nhu cầu của trẻ thông qua các đặc điểm phát triển cá nhân về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm, tính cách. Mục tiêu giáo dục hàng năm và mục tiêu giáo dục học kỳ; thời gian thực hiện. Nội dung, biện pháp thực hiện, người thực hiện. Kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá.
Căn cứ theo mức độ khó khăn của học sinh mà nhà trường xác định những em nào cần phải xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân. Trong một số trường hợp với những học sinh khiếm thính không gặp quá nhiều khó khăn trong học tập và các hoạt động giáo dục khác thì có thể không cần xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân. Các phiếu theo dõi kết quả giáo dục và dạy học cho từng học sinh theo Kế hoạch giáo dục cá nhân và các giờ học.
Biên soạn giáo án dạy học hòa nhập: trên cơ sở điều chỉnh các yếu tố như mục đích dạy học, chuẩn bị đồ dùng, phương tiên, tiến trình lên lớp, đánh giá kết quả của một bài học, giờ học cho học sinh khiếm thính được lồng ghép vào toàn bộ giáo án phổ thông.
Tập huấn giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật Thực hiện các phương pháp điều chỉnh nội dung dạy học: Trong giáo dục hòa nhập, có 04 phương pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho học sinh khuyết tật/khiếm thính học hòa nhập đó là: Phương pháp điều chỉnh theo kiểu đồng loạt; phương pháp điều chỉnh theo kiểu đa trình độ; phương pháp điều chỉnh theo kiểu trùng lặp giáo dục; phương pháp điều chỉnh theo kiểu thay thế. Việc sử dụng phương pháp điều chỉnh nào, cho môn học, chủ đề, bài học cụ thể vào thời điểm nào hoàn toàn do giáo viên quyết định dựa trên đặc điểm của học sinh khuyết tật và các yếu tố khác như nội dung chương trình môn học, điều kiện cơ sở vật chất.... Không có một phương pháp điều chỉnh nào được sử dụng cho duy nhất một môn học, chủ đề, bài học và không có nội dung dạy học nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp. Không có khuôn mẫu phương pháp điều chỉnh chung cho mọi môn học, chủ đề, bài học hay nội dung dạy học; sử dụng phương pháp điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật/khiếm thính không thể tách rời hoạt động của các học sinh khác trong toàn bộ quá trình giáo dục và dạy học.
Việc điều chỉnh được thực hiện theo 03 giai đoạn. Giai đoạn 1: Trước khi tiến hành điều chỉnh (xác định đặc điểm của học sinh khuyết tật và đưa ra quyết định điều chỉnh, điều chỉnh mục tiêu của bài học, chủ để, môn học cho học sinh). Giai đoạn 2: Thực hiện điều chỉnh (điều chỉnh từng nội dung của bài học cho học sinh khuyết tật trong giáo án dạy hòa nhập; xác định những điều kiện đảm bảo cho thực hiện điều chỉnh, bao gồm đồ dùng phương tiện và hình thức tổ chức dạy học; tiến hành giờ dạy điều chỉnh). Giai đoạn 3, đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh, đó chính là đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh./.