cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Một số kết quả đạt được trong tổ chức dạy học tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái trong các trường phổ thông của tỉnh Điện Biên

Thứ ba - 27/07/2021 20:14
byporno.net - Điện Biên là một tỉnh miền núi với hơn 59,9 vạn dân, 19 dân tộc anh em sinh sống (Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Lào, Hoa, Kháng, Mường, Cống, Xi Mun, Si La; Nùng, Phù Lá, Tày, Mảng,…), trong đó dân tộc Thái chiếm 35,69%; dân tộc Mông chiếm 38,12%; dân tộc kinh chiếm 20,0% còn lại là các dân tộc khác. Về phân bố, dân tộc Thái phân bố ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất ở huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng.

Các dân tộc trên địa bàn tỉnh đều có tiếng nói riêng; trong số 19 dân tộc, có dân tộc Thái và dân tộc Mông là 02 dân tộc thiểu số được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai dạy chữ viết ở cấp Tiểu học. Các dân tộc còn lại (Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Lào, Hoa, Kháng, Mường, Cống, Xinh Mun, Si La; Nùng, Phù Lá, Tày, Mảng,…) chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dạy chữ viết trong các trường phổ thông. Đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đều mong muốn và có nhu cầu được học tiếng nói (chữ viết) của dân tộc mình để nâng cao nhận thức xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn vốn ngôn ngữ  của dân tộc.

Học sinh trường Tiểu học Quài Tở, huyện Tuần Giáo trong trang phục dân tộc Thái

Việc triển khai dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Thái đã được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Điện Biên quan tâm. Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP năm 2010 về dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 46/2014/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2014 về việc ban hành chương trình tiếng Thái cấp tiểu học; Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình phổ thông môn học tiếng Chăm, tiếng Ê đê, Khơ me, tiếng Thái, tiếng Mông,... Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 về việc triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 phê chuẩn Bộ chữ Thái sử dụng trong công tác dạy chữ dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số Thái trên địa bàn tỉnh được chi trả chế độ phụ cấp theo quy định tại Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ; Thông tư số 50/2011/TTLB-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh tham gia học tiếng dân tộc Thái được cấp sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sử dụng bộ đồ dùng học tập môn tiếng Thái cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho việc tham gia học tập.

Trong giai đoạn 2015-2020, Điện Biên đã tổ chức dạy tiếng Thái tại 29 trường, 148 lớp với 3318 học sinh. Công tác chỉ đạo dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái của tỉnh Điện Biên thực hiện Chương trình theo Thông tư số 46/2014/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học sinh học tiếng Thái sử dụng bộ tài liệu tiếng Thái tập 1, 2, 3 do Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Giai đoạn 2021-2025 Thực hiện Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học sinh học tiếng Thái ở trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, TP. Điện Biên Phủ

Hàng năm tỷ lệ học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình môn học tiếng Thái đạt từ 98,6% đến 99,3%. Học tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái các em đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Thái góp phần rèn luyện tư duy, hỗ trợ để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác.  Học sinh học tiếng Thái đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; trên cơ sở học âm, vần, tiếng, từ, câu, cấu trúc ngữ pháp và thực hành giao tiếp học sinh được tăng cường cách diễn đạt, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ dân tộc.  Học sinh học tự chọn được trang bị những kiến thức cơ bản ngôn ngữ, một số tác phẩm văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái.
Học sinh trình diễn trang phục dân tộc Thái trường TH&THCS xã Sam Mứn
Bên cạnh đó, để tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số đến được với đông đảo cộng đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn 105 bài giảng điện tử e-Learning bằng tiếng Thái để đăng tải trên Website của ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu tự học tiếng Thái của học sinh và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
 Nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông, tỉnh Điện Biên đã tuyển chọn giáo viên là người dân tộc Thái, dân tộc Mông đang giảng dạy tại các trường phổ thông có trình độ đạt chuẩn các cấp học trở lên, tham gia đào tạo giáo viên dạy tiếng Thái tại Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh. Chỉ đạo trường CĐSP tỉnh triển khai mở 02 khóa đào tạo, tổ chức dạy và cấp chứng chỉ cho giáo viên; tổng số giáo viên tham gia học tập và được cấp chứng chỉ dạy tiếng Thái là 78 giáo viên (45 giáo viên tiểu học, 33 giáo viên THCS).
Để tiếp tục bảo tồn, phát huy bản sắc và vẻ đẹp của tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai việc dạy học tiếng Thái trong trường phổ thông với tư cách là môn học tự chọn theo quy định tại Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc bảo tồn tiếng nói chữ viết và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tiếp tục là nội dung trọng tâm được ngành giáo dục và đào tạo triển khai trong quá trình dạy học Tài liệu giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 12, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các nhà trường tăng cường lồng ghép việc giáo dục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giao lưu, trải nghiệm.
Dạy học thực nghiệm tiếng Thái lớp 1 tại trường TH&THCS xã Sam Mứn

Thông qua việc học tiếng nói và chữ viết của dân tộc Thái các em được tìm hiểu thêm, hiểu biết thêm về xã hội, tự nhiên, con người, về phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc mình, giáo dục tình yêu tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện bảo tồn và phát huy vốn tiếng nói chữ viết của dân tộc Thái. Việc học tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài học, tạo ra định hướng ban đầu, tự nguyện đóng góp công sức vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả dạy học tiếng Thái cũng như tiếng nói chữ viết các dân tộc thiểu số, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào thực hiện trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 với thời lượng 2 tiết/tuần. Sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường căn cứ điều kiện thực tiễn địa phương và đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc hiện có của tỉnh, tổ chức dạy tự chọn tiếng Thái cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tác giả: Đào Thái Lai

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập473
  • Máy chủ tìm kiếm302
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay26,536
  • Tháng hiện tại1,242,424
  • Tổng lượt truy cập67,966,513
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi