Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).
Theo đó, Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ ngày 8/12/2022 có một số điểm mới; một là, cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, uỷ ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức doanh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.Hai là, đối tượng cán bộ CĐCS hưởng phụ cấp từ nguồn 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại CĐCS dung chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp chi không hết 45% đoàn phí để lại CĐCS thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.Ba là, chỉ quy định mức phụ cấp tối đa của chức danh chủ tịch CĐCS. Các đối tượng còn lại phân cấp cho do ban chấp hành CĐCS căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của CĐCS, theo khung số lượng đoàn viên, đối tượng được chi phụ cấp, xếp thứ tự ưu tiên gắn với trách nhiệm từ cao đến thấp (chủ tịch, phó chủ tịch…) và đánh giá kết quả hoạt động của các đối tượng hưởng phụ cấp. Thời gian chi phụ cấp có thể thực hiện theo tháng, quý, 6 tháng hoặc năm.Đặc biệt là mở rộng thang phụ cấp theo số lượng đoàn viên từ 6 bậc (theo QĐ 3226) lên 10 bậc trong quy định mới, trong đó nâng mức phụ cấp chức danh chủ tịch CĐCS doanh nghiệp đông đoàn viên tối đa 1,0 mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể như sau: Bốn là, mức tiền lương làm căn cứ tính phụ cấp đối với CĐCS được phân loại rõ, đối với khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước, mức phụ cấp hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).
Đối với CĐCS doanh nghiệp và CĐCS ngoài khu vực nhà nước, phụ cấp hằng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước).