cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Kế hoạch triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên năm học 2021-2022

Thứ sáu - 25/06/2021 03:15
byporno.net - Căn cứ kết quả thực hiện dạy TCTV cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 831/KH-UBND ngày 29/3/2021 về thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025. Giáo dục Tiểu học Điện Biên xác định 7 nội dung trọng tâm trong triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm học 2021-2022.
1. Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông về tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc, giáo dục học sinh cho cha mẹ học sinh và cộng đồng; thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước hỗ trợ cho học sinh tiểu học; quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cộng đồng, cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức trong việc tạo môi trường tăng cường tiếng Việt ở một số điểm trường lẻ, giáo viên khai thác được triệt để môi trường giáo dục hiện có để thực hiện TCTV cho học sinh. Vận động, tuyên truyền nhằm tăng tỷ lệ học sinh đi học  chuyên cần và giảm tỷ lệ trẻ bỏ học. Tuyên truyền, hỗ trợ cha mẹ học sinh và cộng đồng tích cực sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với trẻ khi trẻ ở nhà nhằm tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt.
Khai thác tranh, ảnh trong dạy học tăng cường tiếng Việt ở trường
PTDTBT TH Chà Nưa, huyện Nậm Pồ
2. Bổ sung học liệu, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt
Bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu: 50 bộ, mỗi bộ trị giá 50 triệu đồng. Mua sách truyện bổ sung cho thư viện trường học nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh người DTTS: 10.000 cuốn (dự kiến 50 ngàn đồng/cuốn; mua tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ việc dạy tăng cường tiếng Việt: 3.000 cuốn, kinh phí 200.000 đồng/cuốn. Mua sắm bổ sung 20 bộ máy chiếu, máy tính, loa máy tính. Hỗ trợ giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi: Hỗ trợ cho 1.500 lượt lớp tiểu học, mỗi lớp 200.000 đồng/năm học.
Tạo môi trường tăng cường tiếng Việt trong lớp và ngoài trời cho các trường, điểm trường: Hỗ trợ cho  2.000 lượt lớp tiểu học (tài liệu tăng cường tiếng Việt cho lớp 1, 2, 3), mỗi lớp 500.000 đồng/năm học. Phấn đấu có 60% các cơ sở giáo dục tiểu học có trẻ em người DTTS nhân rộng hiệu quả mô hình về tăng cường tiếng Việt; triển khai sử dụng bản đồ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học có nhiều DTTS.
3. Bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ giáo viên và triển khai bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ trẻ DTTS
Bố trí, sắp xếp hợp lý về đội ngũ giáo viên: Đối với những vùng học sinh đầu cấp mới ra lớp, hạn chế về tiếng Việt, nhất là các xã, thôn/bản vùng đặc biệt khó khăn, Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND cấp huyện thực hiện luân chuyển, sắp xếp đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng ưu tiên bố trí giáo viên cùng dân tộc thiểu số, sắp xếp bố trí cộng tác viên ngôn ngữ để hỗ trợ. Các huyện, thị xã, thành phố quan tâm đến yếu tố thành phần và phân bố dân cư người dân tộc thiểu số của địa phương; quy mô phát triển, số lượng trẻ các DTTS của mỗi xã, phường, thị trấn đến trường; từ đó có định hướng, chỉ đạo trong việc bố trí công tác đối với cán bộ quản lý, giáo viên cho phù hợp.
Triển khai hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên: Hướng dẫn giáo viên khai thác, sử dụng tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa về tăng cường tiếng Việt cho trẻ năm 2021: 01 đợt với thời gian 2 ngày; bồi dưỡng trực tiếp đến các đơn vị trường, mỗi trường gồm 01 cán bộ quản lý, 01 giáo viên, mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo 01 cán bộ chuyên môn cấp học. Tổng số: 160 cán bộ quản lý, giáo viên. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em là người DTTS trong thời gian 2 ngày/năm, bồi dưỡng trực tiếp đến các đơn vị trường, mỗi trường gồm 1 cán bộ quản lý, 01 giáo viên, mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo 01 cán bộ chuyên môn cấp tiểu học. Tổng số năm 2021: 160 người. Bồi dưỡng phương pháp sử dụng tiếng DTTS trong dạy tăng cường tiếng Việt cho 180 giáo viên tiểu học dân tộc Kinh (thời gian 2 ngày/năm, mỗi trường 01 người, mỗi đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo 01 người). Bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS có con đang học lớp 1 tại các điểm trường đặc biệt khó khăn, mỗi điểm trường 01 người, thời gian 01 ngày, sử dụng tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (số lượng 300 người). Giao lưu/hội thi tăng cường tiếng Việt: Mỗi năm học tổ chức 01 lần tại 100% trường tiểu học và TH&THCS. Trung bình mức chi hỗ trợ tổ chức hội thi cho mỗi đơn vị là 10 triệu đồng/năm học.
4. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt
Chỉ đạo 148 trường tiểu học (23 trường THCS có học sinh tiểu học) tổ chức dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc qua các môn học và hoạt động giáo dục. Quan tâm đặc biệt đến 2 tuần đầu năm học đối với học sinh lớp 1 (dạy nền nếp học tập, sử dụng kí hiệu trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh cách sử dụng bút, thước, bảng con, sách, vở, tư thế ngồi viết…), thường xuyên rèn kỹ năng nghe, nói (phát âm) viết chính tả cho học sinh lớp 1,2,3.
Tiếp tục triển khai thực hiện giải pháp dạy Tập làm văn theo hướng mở, dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt. Tăng cường nội dung đọc hiểu văn bản, mở rộng vốn từ, xây dựng cây từ vựng tiếng Việt, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc gắn với giao tiếp. Thực hiện linh hoạt các giải pháp nâng cao chất lượng nghe, nói, đọc viết cho học sinh trong quá trình giảng dạy các môn học cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số; thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tiếng Việt, ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, duy trì thư viện góc lớp, thư viện xanh, thư viện lưu động và 01 tiết/tuần học sinh tham gia đọc sách tại thư viện nhà trường.

5. Nhân rộng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt
Các phòng giáo dục và đào tạo triển khai nhân rộng mô hình điểm phù hợp với đặc thù theo điều kiện của các trường thuận lợi, trung bình, khó khăn. Tổ chức các hoạt động tập huấn, tham quan học tập mô hình để các cơ sở giáo dục có cùng điều kiện áp dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện riêng của từng trường.
                                      
Trò chơi ghép thẻ từ tiếng Việt tại trường TH Hua Nguống, huyện Mường Ảng
6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.
Huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Khuyến học Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người DTTS. Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung sách vở, tài liệu, học liệu, mua và làm đồ dùng đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS. Huy động, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, kỹ thuật, tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.
7. Tiếp tục triển khai dạy học theo tài liệu tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS theo các tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số theo các tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt: Quyết định số 631/QĐ-BGDĐT ngày 15/3/2020 về "Phê duyệt Bộ Tài liệu hướng dẫn dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số dành cho giáo viên dạy lớp 1 và học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số"; Quyết định số 189/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2020 về "Phê duyệt Bộ Tài liệu hướng dẫn dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số dành cho giáo viên dạy lớp 2 và học sinh lớp 2 vùng dân tộc thiểu số". Quyết định số 733/QĐ-BGDĐT ngày 19/02/2021 về việc "Phê duyệt Bộ Tài liệu hướng dẫn dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số dành cho giáo viên dạy và học sinh lớp 3.
Hoạt động giao lưu tiếng Việt ở trường PTDTB T TH Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà

Tin rằng với sự nỗ lực của toàn Ngành, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, Giáo dục Tiểu học sẽ hoàn thành các nhiệm vụ năm học 2021-2022, trong đó có kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS năm học 2021-2022.

Tác giả: Đào Thái Lai

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,129
  • Máy chủ tìm kiếm682
  • Khách viếng thăm447
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại918,133
  • Tổng lượt truy cập67,642,222
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi