byporno.net - Hòa chung trong không khí của những ngày tháng 5 lịch sử và các ngày lễ trọng đại của tỉnh, như: kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019), 110 năm thành lập tỉnh Điện Biên (28/6/1909-28/6/2019), 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (10/10/1949-10/10/2019), 15 năm chia tách, thành lập tỉnh Điện Biên (01/01/2004-01/01/2019).
Nằm trong chuỗi các hoạt động giáo dục, trường PTDTBT THCS Huổi Lếch huyện Mường Nhé với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, là trường thuộc vùng biên giới và điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tổ chức cho 58 học sinh khối lớp 9 đi trải nghiệm học tập tìm hiểu lịch sử địa phương tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; đây là lần thứ hai hội cha mẹ học sinh cùng với nhà trường tổ chức cho các em tham quan trải nghiệm tìm hiểu các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.Điểm dừng chân thứ nhất trong chuyến trải nghiệm là khu di tích sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ trung tâm thành phố đi về phía Bắc theo quốc lộ 279 khoảng 15km, qua sườn dốc có đài kỷ niệm một đoạn đường kéo pháo trong chiến dịch; tiếp đó rẽ vào đường nhỏ, vòng vèo men theo sườn núi, quanh hồ Pá Khoang khoảng 20km tới xã Mường Phăng địa điểm chính của khu sở chỉ huy chiến dịch. Dọc theo đường mòn kè đá len lỏi trong rừng dẫn mọi người tới nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh trong khu sở chỉ huy. Dưới bóng đại ngàn yên tĩnh, tất cả vẫn như còn nguyên vẹn không khí sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên gần 65 năm trước.Địa điểm làm việc của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp
Tạm biệt khu sở chỉ huy chiến dịch, cả đoàn trở lại thành phố Điện Biên Phủ trong buổi chiều muộn; đoàn tiếp tục đến tham quan tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại đồi D1.Thầy và trò tham quan tượng đài chiến thắng lịc sử Điện Biên Phủ Tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, đoàn đến viếng và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1, nơi đây có hàng trăm ngôi mộ là những cán bộ, chiến sỹ quân đội ta đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hầu hết là các ngôi mộ vô danh, chỉ có 4 ngôi mộ có tên các anh hùng liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Không gian Nghĩa trang rất yên tĩnh, không khí trong lành, môi trường xanh, sạch đẹp.Thầy và trò dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang A1 Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến trải nghiệm là đồi A1 với những trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ trong 56 ngày đêm cách đây 65 năm. Bước chân lên đồi A1, khi tiếng ve đã bắt đầu râm ran gọi hè, cánh phượng nở rực rỡ sau các vòm lá xanh, những cơn mưa đầu hạ vội vã trút xuống tất cả như báo hiệu tháng chia tay trường lớp của học trò. Thầy và trò nhà trường như được sống lại những tháng năm hào hùng của dân tộc qua lời thuyết minh của người tình nguyện viên qua những vần thơ quen thuộc "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" của nhà thơ Tố Hữu.Tiếp đó đoàn lần lượt thăm quan các di tích lịch khác như: hầm Đờ Cát, bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại các điểm di tích các em học sinh đều được hướng dẫn viên thuyết minh về các di tích lịch sử. Qua mỗi một di tích lịch sử các em như được tắm mình trong không khí lịch lịch sử chiến tranh trong quá khứ. Được tận mắt tham quan từng chứng tích lịch sử, những xác xe tăng, máy bay, lô cốt, ụ súng, dây thép gai của quân Pháp bị quân ta tiêu diệt; được nghe giới thiệu và nghiên cứu địa hình, việc bố trí hệ thống phòng thủ với các lô cốt, ụ súng, hầm hào kiên cố; hệ thống dây thép gai dầy đặc và hỏa lực mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà một thời từng được các chuyên gia quân sự Pháp và phương Tây coi như một Pháo đài “Bất khả xâm phạm”; đặc biệt là được nghe lại, được tham quan những chứng tích về sự thông minh, sáng tạo, ý chí quyết tâm, đoàn kết vượt khó của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, mỗi thành viên trong đoàn càng nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ, thấy được tính đúng đắn của đường lối quân sự của Đảng, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài thao lược của Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp; thấy được sự sáng tạo về nghệ thuật tác chiến, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta. Cùng đi trong đoàn trải nghiệm còn có giáo viên lịch sử của nhà trường hướng dẫn chi tiết thêm cho các em về từng trận đánh, từng cách bố trí phòng thủ, phản công của quân đội ta. Đó thực sự là những bài học lịch sử sống động tai nghe mắt thấy, điều đó giúp các em có dịp củng cố khắc sâu thêm bài học trên lớp đồng thời nhận thức rõ hơn về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta.Thời gian trải nghiệm học tập và tìm hiểu tuy không nhiều, song bản thân mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong đoàn đều cảm nhận được những ý nghĩa to lớn trong chuyến trải nghiệm này vì thường ngày những di tích lịch sử, những bài học lịch sử địa phương ấy chỉ ở trên trang sách trong giờ dạy bộ môn; giờ đây, chúng em được cảm giác trải nghiệm thực tế khi được tận mắt, được đặt chân tới từng di tích.Những kiến thức về mặt lịch sử, quân sự, có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đối với các em học sinh nó đã giáo dục thêm truyền thống đánh giặc giữu nước của nhân dân ta. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống quyết chiến, quyết thắng của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến; đề cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vượt khó, tinh thần sáng tạo sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những bài học kinh nghiệm và sự hy sinh bằng xương máu của cha ông sẽ là bài học lớn cho các em trên con đường học tập rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.Những dư âm về chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.