cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTrH- TIN CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN THÔNG: NHỮNG THAY ĐỔI ĐÁNG CHÚ Ý CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC CẤP TRUNG HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI

Thứ tư - 31/01/2018 20:18
byporno.net - Ngày 19 tháng 11 Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Chương chương trình môn học , Bộ GD&ĐT tiếp tục xin ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Đặc điểm chung các chương trình môn học, xuất phát từ mục tiêu phát triển năng lực của người học, các chương trình đều xác định năng lực đặc thù mà môn học có nhiệm vụ hình thành, phát triển cho học sinh; cấu trúc của năng lực đặc thù nói trên; nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục; những mức độ cần đạt được về năng lực sau mỗi nội dung, mỗi giai đoạn giáo dục.“Vì năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có với quá trình rèn luyện, học tập nên các chương trình đều đáp ứng yêu cầu phân hóa ở những mức độ khác nhau để phát triển tiềm năng của mỗi học sinh. Và vì năng lực là sự huy động tổng hợp nhiều nguồn lực để đạt được thành công trong hoạt động nên các chương trình đều thể hiện tính tích hợp ở những mức độ khác nhau; mức cao nhất là tạo thành môn học mới. Vì năng lực chỉ được hình thành, phát triển qua hoạt động và được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động nên các chương trình đều áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động trong dạy học”
1
Lãnh đạo Sở GD&ĐT và đại biểu dự Hội nghị giới thiệu sách năm 2017 tại  trường THPT Phan Đình Giót
 
Bậc THPT chỉ còn 5 môn thay vì bắt buộc học tất cả 13 môn như hiện nay. Các môn học bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Các môn lựa chọn là Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Nghệ thuật.  Cụ thể  nội dung của một số môn học như sau:

- Chương trình môn Toán xây dựng trên phương châm 10 chữ: Tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo và quán triệt tinh thần "Toán học cho mọi người". Nội dung Chương trình mới môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần.  Ở môn Toán, chương trình mới sẽ bỏ bớt những kiến thức khó và chưa thiết thực như kỹ thuật phân tích đa thức thành nhân tử, số phức.

Sự thay đổi ở môn Toán cụ thể ở các nội dung: Thực hành và trải nghiệm toán học được chú trọng trong Chương trình mới môn Toán, chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh, đa dạng các hình thức, phương pháp đánh giá... Ngoài ra, chương trình mới môn Toán ở từng cấp cũng dành thời gian thích đáng để tiến hành các Hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán học cho học sinh, chẳng hạn như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng Toán học trong thực tiễn; Tổ chức các trò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán; Ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; Giao lưu với học sinh có năng khiếu toán…Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được tích luỹ; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

- Chương trình môn Ngữ văn: Là một môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha. Thông qua môn học này học sinh cũng được hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác, cũng như để học suốt đời. Nội dung chương trình môn Ngữ văn còn liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lý, Nghệ thuật, Đạo đức, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học.  Xuất phát từ yêu cầu cần đạt để lựa chọn kiến thức tiếng Việt và văn học. Kiến thức tiếng Việt với các nội dung chủ yếu là: Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp; Sự phát triển của ngôn ngữ. Kiến thức văn học gồm: Những vấn đề chung về văn học; Các thể loại văn học; Các yếu tố của tác phẩm văn học; Một số hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học Việt Nam.

Sự thay đổi ở môn Ngữ văn cụ thể ở các nội dung: Do yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực, nên chương trình nhấn mạnh việc chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe-nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tự học, tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Chú ý yêu cầu dạy học tích hợp (tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn) và yêu cầu dạy học phân hóa. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học; tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hoá một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói, nghe mà biết vận dụng các phương pháp linh hoạt, phù hợp; mở rộng không gian dạy học và các hình thức học tập. Xuất phát từ yêu cầu cần đạt để lựa chọn kiến thức tiếng Việt và văn học, chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, đánh giá bám sát yêu cầu cần đạt, khuyến khích sáng tạo...

- Chương trình môn Tiếng Anh: Tiếng Anh là môn học trong chương trình giáo dục phổ thông bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12. Nội dung cốt lõi của môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề và chủ điểm phù hợp với học sinh phổ thông nhằm giúp các em khi kết thúc cấp tiểu học đạt được năng lực giao tiếp bậc 1; kết thúc THCS đạt được bậc 2; kết thúc THPT đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Sự thay đổi ở môn Tiếng Anh cụ thể ở các nội dung: Đường hướng chủ đạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp. Đường hướng này nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Các phương pháp giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Đường hướng chủ đạo này quy định các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Về đánh giá kết quả giáo dục, hoạt động kiểm tra đánh giá cần được thực hiện theo 2 hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong chương trình.

- Chương trình Tin học sẽ chọn lọc nội dung cơ bản hòa quyện của ba mạch tri thức:  Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Học vấn số hóa phổ dụng, đồng thời quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật và ảnh hưởng của tin học lên xã hội. Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học.

Sự thay đổi ở môn Tin học cụ thể ở các nội dung: So với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, có thể thấy rõ vị trí, vai trò của môn Tin học trong dự thảo chương trình GDPT mới đã thay đổi, khi trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xác định: Tin học là môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9 (trong chương trình hiện hành là môn tự chọn). Ở cấp Trung học phổ thông, Tin học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, phân hóa theo 2 định hướng “Tin học ứng dụng “ và “Khoa học máy tính“  (trong chương trình hiện hành không phân hóa). Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để truyền thụ ba mạch kiến thức kiến thức cốt lõi: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ dụng nhằm phát triển năng lực tin học cho học sinh. Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích làm dự án, bài tập; yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm bạn học trong và ngoài trường.

- Chương trình môn Vật lý mới giúp học sinh có được những kiến thức phổ thông cốt lõi về: các mô hình hệ vật lý; chất, năng lượng và sóng; lực và trường; vận dụng được một số kỹ năng tiến trình khoa học; bước đầu sử dụng được toán học, tin học làm ngôn ngữ, công cụ giải quyết vấn đề; vận dụng được một số tri thức vào thực tiễn, ứng xử được với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường; nhận biết đúng được một số năng lực, sở trường của bản thân và lựa chọn được một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực mà môn học đề cập.

Sự thay đổi ở môn Vật lí cụ thể ở các nội dung: chương trình môn Vật lý mới ở phổ thông sẽ coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm và các kỹ năng thực hành, Chương trình chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.

- Chương trình môn Hóa học với 3 mạch nội dung cốt lõi: Kiến thức cơ sở hóa học chung; Kiến thức Hóa học vô cơ và kiến thức Hóa học hữu cơ. Kết cấu của chương trình môn Hóa học có sự thay đổi căn bản. Trục phát triển chính của Chương trình môn Hóa học là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về kiến thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học. Các kiến thức cơ sở hóa học là cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất, vận dụng được quy luật hoá học ở các nội dung hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ.

Sự thay đổi ở môn Hóa học cụ thể ở các nội dung việc đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình.  Chương trình môn Hóa học đặc biệt quan tâm đến đánh giá năng lực nhận thức kiến thức hoá học thông qua các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... thông qua việc trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay phải vận dụng kiến thức hoá học để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề. Đánh giá năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hoá học thông qua các phương pháp đánh giá như: Phương pháp quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm quan sát theo các tiêu chí đã xác định, quan sát quá trình thực hiện tiến trình tìm tòi, khám phá, quá trình thực hành thí nghiệm của học sinh,...). Đồng thời, sử dụng các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của người học về kỹ năng thí nghiệm; khả năng suy luận để rút ra hệ quả, đưa ra phương án kiểm nghiệm, xử lý các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận; khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và có thể đề xuất các thiết bị, kỹ thuật thích hợp,...

- Chương trình môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ chức sống gồm phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển. Mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm cấu trúc, chức năng; mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và môi trường sống. Từ kiến thức về các cấp độ tổ chức sống khái quát các đặc tính chung của thế giới sống là di truyền, biến dị và tiến hoá. Thông qua các chủ đề nội dung sinh học, trình bày các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý ô nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học.

Sự thay đổi ở môn Sinh học cụ thể ở các nội dung: Chương trình môn Sinh học mới có 9 chuyên đề học tập phân đều cho 3 khối lớp với các lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học, nông nghiệp sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, y dược, bảo vệ môi trường. Đây là những mũi nhọn của sinh học trong nền công nghiệp 4.0, nhằm một mặt nâng cao kiến thức cho học sinh, một mặt định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh sau khi kết thúc cấp THPT. Các chuyên đề học tập như vậy trong giai đoạn hiện nay là hợp lý nhưng cần thường xuyên nghiên cứu cập nhật các chuyên đề mới cho phù hợp với xu thế phát triển của khoa học sinh học, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thế giới, đảm bảo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh sau này. 

- Chương trình môn Lịch sử với vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc; củng cố các giá trị nhân văn, lòng khoan dung, nhân ái, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.  Thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực sử học, đặc biệt là tư duy lịch sử, các khả năng thu thập và xử lý sử liệu, kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống. Đồng thời, môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của Sử học trong đời sống xã hội hiện đại. Năng lực sử học và hiểu biết về giá trị thực tiễn của Sử học sẽ góp phần quan trọng vào việc định hướng cho học sinh lựa chọn những ngành nghề liên quan như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lý, lãnh đạo, hoạt động du lịch, văn hoá, thông tin truyền thông,…

Sự thay đổi ở môn Lịch sử ở các nội dung:  Kết cấu chương trình môn Lịch sử sẽ có những thay đổi căn bản. Trục phát triển chính của chương trình là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp THCS. Chương trình đảm bảo cho học sinh tiếp cận một cách toàn diện các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng,… của dân tộc và nhân loại trong các thời kỳ lịch sử, tạo cơ sở định hướng để học sinh có điều kiện thuận lợi hơn trong việc học tập các môn khác (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục Quốc phòng và an ninh, Nghệ thuật …), xây dựng năng lực tự học suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam và thế giới.

- Chương trình môn  môn Địa lý giúp học sinh nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học Địa lý, các ngành nghề có liên quan đến địa lý, khả năng ứng dụng kiến thức địa lý trong đời sống; đồng thời, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kỹ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và tạo điều kiện thuận lợi để người học có định hướng đúng trong việc lựa chọn một số ngành nghề liên quan. Chương trình đề cao việc tích hợp và coi trọng tất cả các mức độ và loại hình tích hợp khác nhau: Tích hợp kiến thức giữa địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, xã hội và địa lý kinh tế trong môn học; Lồng ghép/liên hệ các nội dung liên quan (như giáo dục dân số, môi trường, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lý; Vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lý; hội tụ kiến thức nhiều môn học khác để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao (như phát triển kinh tế biển đảo, biến đổi khí hậu toàn cầu, đô thị hoá ở trên thế giới, văn minh lúa nước ở Đông Nam Á; di sản và bảo vệ, phát huy giá trị di sản trong thời kì công nghiệp hoá)...

Sự thay đổi ở môn Địa lý ở các nội dung: Nội dung cốt lõi của chương trình đảm bảo tính cơ bản, cập nhật, thực tiễn, khả thi; hệ thống kiến thức đảm bảo tinh gọn, cơ bản và cập nhật được các tri thức khoa học, hiện đại của Địa lý học, các vấn đề về phát triển của môi trường và kinh tế - xã hội trên thế giới, từng khu vực cũng như ở Việt Nam và địa phương. Chương trình môn địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thiết kế liền mạch các nội dung từ lớp 10 tới lớp 12.  50% chương trình là nội dung thực hành, trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu địa lý địa phương phù hợp với điều kiện của mình. Chương trình môn Địa lý sẽ chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực, đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua các hình thức và phương pháp dạy học tiên tiến như thảo luận, seminar, trình diễn, đóng vai, viết báo cáo, dự án,… Chương trình tăng cường các hình thức dạy học gắn với thực tiễn địa phương, hợp tác nhóm. Tích cực thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học trên lớp và ngoài lớp; mở rộng việc dạy học ngoài thiên nhiên, ngoài môi trường lớp học; gắn bài học địa lý với thực tiễn địa phương, đất nước; khuyến khích việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Chương trình môn môn Giáo dục công dân: Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung môn học định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Ở trung học phổ thông, nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống.  Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Nội dung giáo dục trong môn Giáo dục công dân có thay đổi căn bản so với chương trình hiện hành ở chỗ: là những nội dung cơ bản, thiết thực, hiện đại, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với các sự kiện có tính thời sự trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương, đất nước và thế giới. Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục công dân là những nội dung cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc về giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế. Đổi mới hình thức dạy học Giáo dục công dân theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường; tăng cường các sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, công tác đoàn, đội của học sinh; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo ra sự hứng thú cho học sinh; Kết hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.

Nhìn chung  tổng thể chương trình môn học đã nhằm hướng tới hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cốt lõi và các năng lực chuyên môn cho học sinh như: Năng lực nhận thức tự nhiên, năng lực tìm tòi khám phá tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn … Những phẩm chất và năng lực đó đã được diễn đạt bằng các động từ hành động trong phần yêu cầu cần đạt của chương trình.

Chương trình giáo dục phổ thông mới có những bộ môn học mới như: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Theo đó, Hoạt động trải nghiệm tiến hành từ lớp 1 đến lớp 9 và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tiếp tiến hành ở cấp THPT.  Trong dự thảo chương trình lần này đã có bước chuẩn bị cho học sinh thành người, làm người bằng cách đem trí thức, đem năng lực, đem phẩm chất vào cuộc sống. Đây là một trong những nhân tố quan trọng, là động lực để đưa đất nước ta phát triển và hội nhập theo yêu cầu mới: Hòa nhập nhưng không hòa tan.

Dự kiến tháng 4/2018 Bộ GD&ĐT sẽ ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới và triển khai tổ chức thực hiện sớm nhất từ năm học 2019-2020.

Tác giả: Vũ Mạnh Cương - Phòng GDTrH

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập555
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm332
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay37,346
  • Tháng hiện tại841,055
  • Tổng lượt truy cập66,111,101
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi