cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTH - Nhìn lại kết quả 20 năm xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Điện Biên

Thứ năm - 23/08/2018 03:50
Trong 20 năm qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành, chính quyền, nhân dân các địa phương, đặc biệt là sự tin tưởng, ủng hộ của phụ huynh học sinh, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh chính trị của địa phương trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Cùng nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Điện Biên.
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Trong những năm đầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỷ lệ CBQL, giáo viên tiểu học của tỉnh có trình độ Cao đẳng và Đại học mới đạt 30,5%, giáo viên trình độ THSP chiếm 68,4%, giáo viên có trình độ dưới chuẩn THSP vẫn còn 1,1%;  tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,05. Để xây dựng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường đạt chuẩn quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh nâng cấp trường THSP lên thành trường CĐSP và mở mã ngành đào tạo trình độ CĐSP cho giáo viên tiểu học; đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thông qua liên kết đào tạo với trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở lớp tại Trung tâm GDTX tỉnh và trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh để đào tạo nâng chuẩn từ THSP, CĐSP lên trình độ ĐHSP, ĐHQLGD. Tổ chức tuyển dụng giáo viên tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yên tâm công tác, bám trường, bám lớp, gắn bó với giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện nghiêm túc các khóa tập huấn về phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua các dự án của Bộ triển khai đến đội ngũ giáo viên.
1
Học sinh trường Tiểu học Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ
 
Thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối kết hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức thực hiện Đề án dạy học 2 buổi/ngày và bán trú cho học sinh cấp tiểu học tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015; Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020; tham mưu với HĐND, UBND tỉnh bổ sung biên chế đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp năm 2015; đảm bảo đồng bộ về cơ cấu các môn học đáp ứng tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh tiểu học; quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, năng lực nghiệp vụ; chỉ đạo tích cực bồi dưỡng cốt cán chuyên môn, xây dựng các chuyên đề chuyên sâu; triển khai tích cực các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, đẩy mạnh truyền thông về mục đích ý nghĩa và hiệu quả của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

 Qua 20 năm thực hiện kiện toàn, bổ sung, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học đã được tăng cường chuẩn hóa đáp ứng đủ về số lượng, cơ bản đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong giai đoạn 2008-2017 được sự quan tâm chỉ đạo của ngành giáo dục đội ngũ giáo viên tiểu học tiếp tục được tham gia học tập tại các lớp đào tạo nâng chuẩn tổ chức tại địa phương, đến năm học 2017-2018 số giáo viên tiểu học có trình độ trên chuẩn toàn tỉnh đạt 89,3% giáo viên đạt trình độ chuẩn THSP còn 11,7%. Trong tổng số 4.480 giáo viên có 3.691 giáo viên dạy văn hóa, 147 giáo viên âm nhạc, 149 giáo viên Mĩ Thuật, 196 giáo viên Thể dục, 179 giáo viên tiếng Anh, 118 giáo viên Tin học. Tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,48. Hàng năm căn cứ vào thực trạng đội ngũ, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.

Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đã tích cực đổi mới công tác quản lý, phương pháp, ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin vào giảng dạy; chủ động trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị kiến thức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp; giáo viên được đánh giá xếp loại Xuất sắc, loại Khá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học tăng hàng năm, mỗi năm có từ 55 – 70% giáo viên đạt giáo viên giỏi từ cấp trường trở lên, trong đó có 25-35% giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố. Năm học 2017-2018, tổng số giáo viên giỏi các cấp: 2.953 người, tỉ lệ: 65,9%. Trong đó: Giáo viên giỏi cấp Quốc gia 05 người; cấp Tỉnh 184 người; cấp Huyện 1.096 người; cấp Trường 1.668 người.

2. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Trong những năm đầu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất các trường còn thiếu phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ; tỷ lệ phòng tạm còn cao; tỷ lệ phòng học chỉ đạt 0,6 phòng/lớp; thư viện trường học chủ yếu là sách giáo khoa, sách giáo viên; trang thiết bị dạy học thiếu, không đồng bộ; khuôn viên các trường học còn ít cây xanh, chưa có hệ thống bồn hoa cây cảnh, thiết bị vận động, cảnh quan trường lớp chưa thực sự hiện đại và có tính thẩm mỹ cao; một số trường diện tích chật hẹp đặc biệt là diện tích sân chơi bãi tập. Kết thúc giai đoạn 1997-2007 số phòng học được xây dựng kiên cố đạt 35,3% (1.115 phòng) bán kiên cố và cấp 4 đạt  26,4% (833 phòng) phòng học tạm còn 38,3 % (1.204 phòng).

Để đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho học sinh các trường bán trú tham gia học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, năm 2009 UBND tỉnh đã  phê duyệt Đề án đầu tư hệ thống nhà ở cho học sinh nội trú dân nuôi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2013. Triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2009-2013 toàn ngành đã được đầu tư xây dựng 1.573 phòng nội trú, 359 nhà bếp nhà ăn, 234 nhà vệ sinh, 158 bể giếng nước và 9.110 giường tầng cho các trường phổ thông có học sinh bán trú với tổng kinh phí 441.442 triệu đồng.

Qua quá trình triển khai kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực, đầu tư kinh phí hàng ngàn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, Chương trình 135, 30a của Chính phủ,... các Dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức xã hội, nguồn kinh phí xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân và hàng trăm ngàn ngày công từ nhân dân, phụ huynh đóng góp chung sức xây dựng; đến nay cơ sở vật chất các trường đã được nâng lên đáng kể và ngày càng phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Đến năm học 2017-2018, cấp tiểu học có 3.254 phòng học (kiên cố và bán kiên cố 2713 phòng đạt 83,3%; phòng học tạm còn 541 phòng, 16,7%) đạt tỷ lệ 1,0 phòng/lớp. Hệ thống phòng chức năng được đầu tư xây dựng với 134 phòng giáo dục nghệ thuật; 130 phòng Tin học; 77 phòng Ngoại ngữ (phòng Lab); 13 phòng giáo dục thể chất; 09 nhà đa năng; 169 phòng thư viện, 121 phòng thiết bị; 144 phòng y tế học đường. Tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng phục vụ học tập, phòng hội đồng, phòng y tế, phòng bảo vệ được xây dựng khá đồng bộ; các trường được đầu tư hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, tường bao, cổng trường,... Mỗi trường tiểu học chuẩn Quốc gia được đầu tư từ 200-300 triệu để mua sắm đồ chơi, thiết bị vận động ngoài trời phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, đảm bảo an toàn, thân thiện. 100% các trường được kết nối mạng Internet và có Website của nhà trường. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học được bổ sung có hiệu quả như: máy tính, máy chiếu ProJector, máy in, máy photocopy, thiết bị nghe nhìn phòng Ngoại ngữ, bàn ghế đạt chuẩn,… Phong trào tự làm đồ dùng dạy học cũng góp phần không nhỏ việc làm phong phú thêm thiết bị dạy học của các nhà trường đáp ứng việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

Có thể khẳng định qua 20 năm thực hiện phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, đến nay các trường chuẩn quốc gia của tỉnh đều có khuôn viên riêng biệt, được quy hoạch bố trí hợp lý, cảnh quan môi trường sư phạm xanh-sạch-đẹp-an toàn, cơ sở vật chất, trang thiết bị khá hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu học tập vui chơi của học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo và quá trình đổi mới đất nước.

3. Huy động các nguồn lực xã hội hóa

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường,… Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy các nguồn lực của cộng đồng, xã hội, doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực giáo dục.

Đảng ủy, chính quyền địa phương đã xác định việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là nền tảng phát triển giáo dục trên địa bàn và đưa vào nội dung Nghị quyết để triển khai rộng rãi đến cộng đồng dân cư và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng phối hợp thực hiện; huy động mọi nguồn lực, tạo điều kiện và hỗ trợ mọi mặt cho các nhà trường. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội được gắn bó khăng khít; các trường làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, thôn bản, cộng đồng dân cư cùng chung sức chăm lo công tác giáo dục như: Duy trì sỹ số, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tham gia cải tạo môi trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn,… 

Giáo dục Điện Biên được hưởng thụ các chương trình dự án của quốc gia, đây là nguồn lực quan trọng để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị trường học cũng như đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, năng lực dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên như: Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ( PEDC), Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP), Mô hình trường học mới (VNEN), Dự án hỗ trợ phát triển giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (Chính phủ Na Uy), Dự án Bạn hữu trẻ em (Unicef), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngoài ra các trường học đã năng động tìm các nguồn tài trợ từ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh chia sẻ, động viên hỗ trợ các trường trong việc tu sửa cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục; trao tặng học bổng, quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ bữa ăn, quần áo, sách vở,… để các em có thêm điều kiện tham gia học tập.
Công tác xã hội hóa cũng được phát huy ở nhiều lĩnh vực để phát triển nhà trường và xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia; các trường đã phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc sử dụng hiệu quả các khoản kinh phí ủng hộ tự nguyện của phụ huynh học sinh, nhân dân trên địa bàn để cải tạo cơ sở vật chất, tăng cường các điều kiện dạy học. Phụ huynh học sinh, nhân dân trên địa bàn còn ủng hộ hàng chục triệu ngày công để cải tạo khuôn viên, cảnh quan trường lớp, làm thư viện xanh, vườn trường,…; hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trang trí trường lớp học, làm thêm đồ dùng trực quan, tổ chức các hội thi, ngày lễ tết, trung thu cho học sinh.

Trong 20 năm qua đã có rất nhiều công trình được xây dựng từ nguồn xã hội hóa như: phòng học tại các điểm trường, nhà ở nội trú, nhà ăn, nhà bếp, công trình nước sạch, nhà vệ sinh, hàng ngàn mét vuông sân lát gạch, máy tính, máy chiếu, bàn ghế, chăn màn, quần áo,... được các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh trao tặng cho các nhà trường. Toàn tỉnh ước tính đã huy động xã hội hóa được trên 12.700 triệu đồng từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân để đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cải tạo cảnh quan cho các cơ sở giáo dục.

4. Quy mô, chất lượng hiệu quả giáo dục

Qua từng giai đoạn triển khai xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia từ những năm 1997 hệ thống trường lớp mới tạm đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong thời điểm hiện tại, phân bố chủ yếu ở các vùng thuận lợi; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục đào tạo và kết quả của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến nay quy mô, mạng lưới trường lớp ngày càng được tăng cường, ổn định và đi vào nề nếp, địa điểm các trường được phân bố phù hợp, thuận lợi cho việc tham gia học tập của sinh. Năm học 2017-2018 tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi học lớp 1 đạt 99,7% (13.898 học sinh); huy động học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,3% (65.673 học sinh); 8/10 đơn vị cấp huyện huy động vượt kế hoạch UBND tỉnh giao. Có 73 trường PTDTBT tiểu học 1.116 lớp với 29.020 học sinh. 176 trường với 2.985 lớp, 63.103 học sinh học 2 buổi/ngày, đạt tỷ lệ 95,6%.

Triển khai thực hiện Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh thành lập các trường PTDTBT, hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học từng bước xây dựng mô hình trường Phổ thông Dân tộc bán trú, đưa học sinh lớp 3,4,5 đang học tại các điểm trường về trường trung tâm, nơi điều kiện và cơ sở vật chất đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Mô hình trường PTDT bán trú đã phát huy được hiệu quả trong việc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tăng cường kỹ năng sống, khả năng giao tiếp tiếng Việt với bạn bè, thầy cô, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Xác định chất lượng giáo dục là tiêu chí trọng tâm trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện chương trình giáo dục nghiêm túc; dạy đủ các môn học theo quy định ở tiểu học; bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh để đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển trong điều kiện thực tế của trường; linh hoạt, sáng tạo, trong giảng dạy từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo các trường tiểu học chủ động xây dựng chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, sử dụng hiệu quả phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2
Trường Tiểu học số 1 xã Thanh Xương huyện Điện Biên
 
Trong từng năm học các trường luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm và chương trình kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách hiệu quả. Qua từng giai đoạn thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong việc triển khai và áp dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như giáo dục học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá được các trường triển khai thực hiện, phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu hướng dẫn học sinh chủ động thực hiện các hoạt động chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức.

Việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá đạt kết quả tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục có những chuyển biến rõ nét và vững chắc; có nhiều mô hình, giải pháp đặc thù nâng cao chất lượng giáo dục được triển khai. Công tác giáo dục toàn diện cho học sinh được quan tâm thường xuyên. Song song với việc đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt các đơn vị đã chỉ đạo và tổ chức linh hoạt, sáng tạo nhiều nội dung giáo dục như: giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng, giáo dục bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo, tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử,…thông qua tích hợp trong quá trình dạy học các môn văn hóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tìm hiểu kiến thức thông qua các hoạt động thực tiễn.

Việc triển khai để các em tham gia các cuộc thi, sân chơi bổ ích cho học sinh tiểu học như: Giao lưu tiếng Việt, Toán tuổi thơ; thi Toán, tiếng Anh qua mạng Internet; Trạng nguyên tiếng Việt; Viết thư quốc tế UPU, tham gia vẽ tranh “chiếc ô tô mơ ước”, “ý tưởng trẻ thơ”, “Sáng tác khẩu hiệu Doremon” với an toàn giao thông; Hội khỏe phù Đổng, giai điệu tuổi hồng, chỉ huy Đội giỏi và các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động thư viện, câu lạc bộ được các trường quan tâm thực hiện đã tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống của các em được nâng lên, làm phong phú thêm những hiểu biết về các lĩnh vực đời sống xã hội, vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể.
3
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ tham gia thi đồ dùng dạy học cấp tỉnh
 
Hoạt động văn nghệ, thể thao và các hội thi được tổ chức lồng ghép với các hoạt động giáo dục đã có tác dụng nâng cao sức khỏe, tính dẻo dai, nhanh nhẹn, khéo léo, nhạy bén, chủ động thực hiện các hoạt động và tự tin bày tỏ quan điểm, thái độ; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, môi trường dạy học ngày càng thân thiện, tỷ lệ học sinh tham gia học tập chuyên cần đã được tăng lên.

Chất lượng giáo dục Điện Biên được cải thiện và chuyển biến đáng kể, hiệu quả đào tạo ngày một nâng cao. Năm học 2017-2018 môn Toán học sinh hoàn thành tốt đạt 30,8%; môn Tiếng Anh triển khai dạy bắt buộc tại 120 trường, 18.766 học sinh; dạy tự chọn tại 39 trường, 9.961 học sinh trong đó hoàn thành tốt đạt 28,8%. Xếp loại nlực xếp loại tốt, đạt chiếm 99,6%; phẩm chất Xếp loại tốt, đạt 99,7%; tỷ lệ học sinh hoàn thành lớp học đạt 98,24%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,5%; tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành Chương trình tiểu học đạt 95,6%.

5. Đổi mới công tác quản lý

Chỉ đạo đổi mới công tác quản lý được quan tâm chú trọng, coi việc đổi mới quản lý là then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Việc đổi mới được Sở thực hiện theo tinh thần chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chủ động chỉ đạo các đơn vị vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình giáo dục của địa phương. Cán bộ quản lý các trường được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, mạnh dạn áp dụng các mô hình dạy học tiên tiến, phương pháp dạy học tích cực của Dự án Việt - Bỉ, chương trình SEQAP vào chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường. 100% các trường chủ động căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch dạy học cả ngày, kế hoạch sinh hoạt chuyên đề, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chương trình và kế hoạch dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc được xây dựng đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục nhà trường. Qua quá trình phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến nay tỉnh Điện Biên có 112/176 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 63,64% trong đó 90 trường đạt chuẩn mức độ 1 (51,1%), 22 trường đạt chuẩn mức độ 2 (12,54%).

Phát huy hiệu quả và những thành tích đạt được trong 20 năm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trong thời gian tới Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ,  bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đa dạng hóa các hình thức học tập cũng như các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực của người học,... nhằm phát huy kết quả trường đạt chuẩn quốc gia và phấn đấu xây dựng trường tiểu học chất lượng cao.

Tác giả: Phan Thị Thành

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập620
  • Máy chủ tìm kiếm358
  • Khách viếng thăm262
  • Hôm nay43,141
  • Tháng hiện tại616,413
  • Tổng lượt truy cập67,340,502
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi