cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTH - Hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường PTDTBT TH Huổi Só, huyện Tủa Chùa

Thứ hai - 02/07/2018 09:58
Trường PTDTBT Tiểu học Huổi Só là ngôi trường xa nhất của huyện Tủa Chùa với 99% học sinh là người dân tộc thiểu số. Vì thế, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số rất cần thiết để tạo được niềm tin, sự an tâm cho các em khi các hoạt động học tập, sinh hoạt bán trú tại trường cũng như tích lũy kiến thức và kỹ năng sống để nhận thức và bảo vệ mình khỏi những tác động tiêu cực bên ngoài xã hội.

Hiện nay theo Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường bố trí giáo viên hoặc tổ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường. Đối với các trường tiểu học, đặc biệt là các trường vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số thì nhiệm vụ này thật sự cần

Với đặc điểm thể chất và tâm lý lứa tuổi tuổi tiểu học, nhất là với học sinh dân tộc thiểu số, có thể người được giao nhiệm vụ chuyên viên tư vấn tâm lý học đường cũng chưa chắc đạt hiệu quả cao bởi học sinh tiểu học còn rất nhỏ, các em khó bộc lộ cảm xúc, băn khoăn, lo lắng với người lạ. Khi có vấn đề vướng mắc về tâm lý, chẳng khi nào các em tìm đến phòng tư vấn tâm lý học đường để tìm chuyên viên tâm lý bộc bạch nỗi lòng. Ngay cả với giáo viên chủ nhiệm, các em cũng không mạnh dạn trình bày tâm sự. Chỉ những giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, luôn quan tâm sâu sắc đến từng em, phải chủ động tìm hiểu, thực sự gần gũi thì các em mới thổ lộ tâm tư của mình.

Tôi nhớ mãi em T ở Thôn 2 xã Huổi Só, một học sinh tôi dạy đã khá lâu. Em là một học sinh khá giỏi của lớp, có năng khiếu môn Tiếng Việt. Em hiền lành, ngoan ngoãn, hòa đồng với bạn bè. Thế nhưng, sau đó em có biểu hiện chểnh mảng học tập. Một lần, em đã làm không xong bài Tập làm văn tả về cha của mình. Tôi nhắc nhở em phải chú ý nhiều đến việc học hơn và cũng tìm hiểu tại sao em học tập sa sút, nhưng em không bộc lộ gì. Giờ chơi sau đó, em đã dùng một cục đá nhỏ ném u đầu một bạn nam trong lớp. Quá bất ngờ, tôi gọi hai em lên tìm hiểu nguyên nhân. Em học sinh nam nói không biết tại sao T đánh em, em chạy và T dùng đá ném tiếp. Tôi hỏi T thì em trả lời do bạn ấy gọi em bằng tên một nhân vật trong một bộ phim đang chiếu trên truyền hình. Em học sinh nam thì cho biết thấy T có gương mặt, mái tóc, tính tình giống như bạn đang đóng trong bộ phim nên gọi T bằng tên nhân vật.

Tôi băn khoăn mãi không hiểu tại sao T lại xử sự như vậy với bạn. Tôi về nhà xem bộ phim và đến gặp phụ huynh của T, khéo léo dò hỏi ông về chuyện gia đình vì sao T có những biểu hiện khác thường như thế. Đúng như tôi dự đoán, mẹ của T có người đàn ông khác giống như bạn trong phim. Ba mẹ T đang ở bờ vực ly hôn cũng như trong phim. Tôi nói bố T cần bình tĩnh và quan tâm đến em nhiều hơn.

1

Giáo viên nói chuyện với phụ huynh học sinh

 Hôm sau, tôi nói chuyện riêng với T, em bất ngờ khi tôi biết rõ mọi việc. Tôi phân tích và khuyên em phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn như trước đây để làm niềm vui, chỗ dựa cho bố. Rất may, em hiểu ra và ổn định tâm lý. Bố mẹ T rồi cũng ly hôn nhưng em vẫn học tốt, đạt học sinh xuất sắc cuối năm và cũng không có những cử chỉ, hành động xấu nào nữa.

2

Giáo viên nói chuyện với học sinh

Kể câu chuyện trên, tôi muốn nói rằng tư vấn tâm lý học sinh tiểu học không  dễ. Người tư vấn phải tìm đến các em, còn các em, đặc biệt là học sinh vùng cao không chủ động tìm người tư vấn. Người có khả năng tư vấn tốt nhất cho học sinh tiểu học chính là giáo viên chủ nhiệm, những người có nhiều kinh nghiệm và luôn gần gũi các em. Muốn thực hiện tốt công tác này, người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là những tâm huyết, tận tụy với học sinh, coi các em giống như những người con, người trong gia đình của mình, am hiểu phong tục tập quán người dân; người giáo viên phải thường xuyên gần gũi với các em trong các hoạt động dạy học và sinh hoạt ngoại khóa, quan tâm đến nơi ăn, chỗ ở của học sinh, tìm hiểu và nắm bắt được những thay đổi về tâm sinh lý của các em để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng phải tự học, tự bồi dưỡng những kiến thức tâm lý lửa tuổi, rèn luyện kinh nghiệm trong tư vấn trẻ. Theo quy định hiện hành cần phải có chuyên viên tâm lý sẽ có thể tư vấn cho các em hiệu quả. Tuy nhiên tại thời điểm này để bố trí cho tất cả các trường phổ thông đều có chuyên viên tâm lý được đào tạo, thật sự là một yêu cầu rất khó khăn. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần sắp xếp thời gian, quan tâm nắm bắt những chuyển biến khác thường dù nhỏ nhất trong học tập, sinh hoạt hàng ngày của từng em; thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Chi bộ và Ban Giám hiệu nhà trường để phát hiện, tư vấn kịp thời những khó khăn vướng mắc của các em để ngăn chặn những điều đáng tiếc có thể xảy ra cho các em.

Tác giả: Trần Xuân Phúc

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay43,213
  • Tháng hiện tại539,244
  • Tổng lượt truy cập67,263,333
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi