cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN- Những điểm mới trong Thông tư số 25/2018/TT- BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Thứ tư - 27/02/2019 04:47
byporno.net- Ngày 08/10/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT về quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, điểm mới nổi bật là chu kỳ đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn 02 năm/lần, nội dung của 02 Thông tư được quy định cụ thể như sau:

Giờ chơi ngoài trời của các bé Trường Mầm non Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng

1. Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non gồm 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí; xếp loại đánh giá theo 4 mức (tốt, khá, đạt và chưa đạt). Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng nhằm làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; xây dựng và thực hiện chế độ chính sách phát triển đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non; lựa chọn, sử dụng đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non cốt cán.
Chuẩn hiệu trưởng cũng làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non. Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường.
Điểm mới của chuẩn hiện trưởng cơ sở giáo dục mầm non đó là:
 - Kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên minh chứng, không tính theo điểm;
- Tiêu chuẩn, tiêu chí được tinh gọn phù hợp với yêu cầu đổi mới gồm 5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí (so với Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT gồm 04 tiêu chuẩn, 19 tiêu chí và 60 chỉ báo; đánh giá theo thang điểm 10);
- Tiêu chí đã được mô tả theo từng mức cụ thể (đạt, khá, tốt);
- Quy trình đánh giá theo 03 bước:
+ Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn;
+ Bước 2: Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng.
+ Bước 3: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực và phù hợp.
- Chu kỳ đánh giá: 02 năm/lần (mục đích để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường, giúp cán bộ quản lý tự soi, tự sửa để tiếp tục bồi dưỡng, phấn đấu); trường hợp đặc biệt được rút ngắn chu kỳ đánh giá.

Hoạt động phát triển vận động của các bé 24-36 tháng, Trường mầm non Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ

2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí; xếp loại đánh giá cũng theo 4 mức (tốt, khá, đạt và chưa đạt). Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhằm làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, chuẩn làm căn cứ để các cơ quan quản lý nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
Điểm mới của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đó là:
- Kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên minh chứng, không tính theo điểm;
- Tiêu chuẩn, tiêu chí được tinh gọn phù hợp với yêu cầu đổi mới gồm 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí (so với Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT gồm 03 lĩnh vực, 15 yêu cầu, 60 tiêu chí, 160 chỉ báo);
- Tiêu chí đã được mô tả theo từng mức cụ thể (đạt, khá, tốt);
- Quy trình đánh giá: lấy ý kiến của đồng nghiệp (đảm bảo tính khách quan);
-  Chu kỳ đánh giá: 02 năm/lần(mục đích để giáo viên tự soi, tự sửa để giáo viên bồi dưỡng, phấn đấu); trường hợp đặc biệt được rút ngắn chu kỳ đánh giá.
Triển khai Thông tư số 25/2018/BGDĐT và Thông tư số 26/2018/BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch triển khai hướng dẫn thực hiện chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Một trong những mục đích, yêu cầu được nêu ra trong kế hoạch này là tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT và hướng dẫn thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT (được diễn ra từ ngày 20-21/2/2019 tại Hà Nội); Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non được tham gia tập huấn có khả năng tập huấn cho đồng nghiệp về nội dung, cách tiến hành đánh giá, xếp loại của chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên. Trong thời gian tới Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo các đơn vị tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Nguồn tin: Trường THPT Thanh nưa, huyện Điện Biên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay27,981
  • Tháng hiện tại69,422
  • Tổng lượt truy cập68,100,281
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi