cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN - Đôi chân tình nguyện của cậu học trò vùng cao

Thứ sáu - 27/08/2021 05:07
byporno.net - Cô giáo Lò Thị Huyền, giáo viên trường Mầm non Mường Tùng, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà, một trong những giáo viên tiêu biểu sẽ được tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Mường Chà.

Nuôi dưỡng ước mơ với nghề giáo
Khi biết tin trúng tuyển vào  Sư phạm Điện Biên, cô Lò Thị Huyền ngày đêm lo lắng, trăn trở bởi một bên là niềm , bên còn lại là cảnh nhà còn nhiều khó khăn, cha mẹ già vẫn ngày ngày lên nương rẫy lao động. Nhưng nhờ có sự động viên của gia đình, Huyền đã vượt qua khó khăn và nỗ lực, biến ước mơ của mình thành hiện thực. Đến tháng 12/2019 cô về nhận công tác tại Trường Mầm non Mường Tùng  thuộc huyện Mường Chà.
Càng đi sâu vào học, Huyền càng thấy được sự khó khăn, vất vả của nghề. Theo đuổi sự nghiệp này, đòi hỏi những cô giáo mầm non tương lai phải có sự yêu mến với trẻ nhỏ, phải học được cách kiềm chế, kiên nhẫn. Đã rất nhiều lần, Huyền nghĩ hay là từ bỏ nhưng rồi niềm đam mê với nghề giáo, với “những đứa trẻ trong bản nhem nhuốc, chỉ quẩn quanh với bếp lửa hay lẽo đẽo theo bố mẹ lên nương, chẳng hề biết tới cái chữ…”, cô gái trẻ lại cố gắng vượt qua.
Huyền luôn tâm niệm: “bạn bè cùng trường lựa chọn con đường ra thành phố lập nghiệp, nhưng mình muốn về huyện làm việc. Ao ước trước giờ của mình là ra trường được về dạy dỗ cho các em trên chính quê hương. Mình mong muốn cho các em lớn lên được đi học, ra trường có  thành đạt, thoát đói, thoát nghèo”.
Cõng học sinh trên lưng, vượt qua mọi gian khó
Từ lác đác vài học sinh cho tới quy mô 35 học trò nhỏ từ 3 - 5 tuổi, đây là sự cố gắng vượt bậc của cô Huyền và Ban giám hiệu Trường mầm non Mường Tùng. Vì đặc thù bản Nậm Chua - Nậm Piền (nơi cô Huyền công tác), người dân sống không tập trung, việc vận động các em học sinh ra lớp là một trong những khó khăn nhất của nhà trường. Bên cạnh đó, con suối Nậm He (con suối giữa 2 bản Nậm Chua  và Nậm Piền), tuy mỗi năm chỉ có hai mùa nước lên và xuống, nhưng người dân ở đây chỉ có cách duy nhất là trực tiếp lội qua vì chưa có cầu kiên cố.
Bên kia bờ suối, có em học sinh nghèo Ly A Dơ, sinh năm 2017, không may mắn bị liệt cả 2 chân khi vừa chào đời. Bố mẹ Dơ lại nghiện ma túy, bỏ mặc 3 anh em. Dơ là con út trong gia đình. Anh trai và chị gái của Dơ đang học tiểu học. Do đôi bàn chân không lành lặn, nên Dơ chẳng thể di chuyển, cả ngày ngồi chỉ ngồi yên một chỗ.

Em Ly A Dơ ngày đầu khi cô giáo Huyền đến huy động ra lớp


Cô Huyền gặp Ly A Dơ trong lần đi huy động trẻ ra lớp vào đầu năm học 2020 - 2021. Ánh mắt của Dơ đã chạm đến trái tim của cô giáo trẻ mới ra trường. Cô Huyền tâm sự: “Nhìn Dơ tội lắm, em gầy gò, xanh xao, bụng chướng to, đôi chân thì teo lại. Gặp người lạ, Dơ dúm dó rồi khóc thét lên. Phải làm quen, dỗ dành thì Dơ mới ngoan ngoãn cho tôi bế. Tôi thấy thương Dơ và nghĩ sẽ cố gắng để Dơ được đến lớp như các bạn”.
Và rồi, cô giáo Huyền đã tình nguyện trở thành “đôi chân” của Dơ trong suốt năm học. Hàng ngày, cô đi bộ ngược dốc chừng 1km, rồi lội qua suối Nậm He rộng vài chục mét để sang bờ bên kia cõng Dơ đến lớp. Với cô, khi cõng Dơ trên lưng, đó không chỉ là cõng cậu học trò nhỏ thân yêu mà trên đôi vai cô còn là thế hệ măng non - tương lai của quê hương mình.
Để tiếp bước con đường đến trường cho Dơ, đầu năm học 2020 - 2021, phòng GDĐT huyện Mường Chà khi thấy hoàn cảnh của Dơ khó khăn, đã kêu gọi, kết nối sự hỗ trợ của nhiều nhà hảo tâm. Trong đó, có nhà từ thiện nhóm “Cơm thiện tâm thành phố Hà Nội” do chị Nguyễn Hoài làm trưởng đoàn duy trì hỗ trợ em Dơ 1 triệu đồng/tháng. Kết thúc năm học, Dơ bụ bẫm, khỏe mạnh và hồng hào hơn hẳn. Và điều đặc biệt là nhờ có sự chăm sóc của cô Huyền, Dơ đã tự đứng được bằng đôi chân của mình.

Nhà hảo tâm nhóm “Cơm thiện tâm” thành phố Hà Nội hỗ trợ em Dơ

    Cô giáo Huyền đến nhà  vệ sinh cá nhân cho Dơ


Nghĩa cử cao đẹp,  nhưng lớn lao ấy đã làm lay động những phụ huynh học sinh ở điểm trường, giúp các bậc phụ huynh ý thức được tầm quan trọng hơn của việc để trẻ học mầm non. Năm học 2020 - 2021, tỷ lệ đến trường của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đã tăng, lớp học ngày càng thêm đông vui, đủ đầy.
Cô giáo Lò Thị Phượng - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Cô giáo Lò Thị Huyền, không ngại khó khăn, gian khổ vì học sinh thân yêu, ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn tận tâm với các em, thường xuyên đến tận nhà thăm nom các em”. Ở cô giáo trẻ Lò Thị Huyền có tinh thần dũng cảm, không ngại khó khăn, vất vả, tất cả vì những học sinh thân yêu của mình.
Chính những  đầy tâm huyết, yêu nghề như cô Huyền đã và đang thắp lên những ngọn lửa hy vọng cho học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, mang ánh sáng của tri thức về làng bản, mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho con em các dân tộc vùng cao còn nhiều gian khó./.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập956
  • Máy chủ tìm kiếm651
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại916,958
  • Tổng lượt truy cập67,641,047
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi