cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN - Đọc truyện tương tác với trẻ mầm non

Thứ tư - 10/10/2018 03:23
byporno.net - Văn học là một phương tiện hiệu quả, mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Văn học không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là tích lũy nội dung ngôn ngữ (phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc...) và trẻ học tiếng Việt thấy được sự phong phú của tiếng Việt.Tác phẩm văn học thuộc loại truyện kể vốn là văn bản nghệ thuật, văn bản thẩm mĩ chứa đựng những nội dung tư tưởng, chủ đề nhất định được diễn đạt bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm vàcó vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật, trẻ sẽ nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ, câu chuyện theo tưởng tượng chủ quan của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống.
“Sách tương tác” hay “đọc sách tương tác” là thuật ngữ không quá mới ở các nước có nền giáo dục phát triển; kỹ thuật đọc sách tương tác không phải là cái gì đó hàn lâm hay khó áp dụng.Đọc sách tương tác không phải là hình thức “ngồi thiền”, ôm một cuốn sách dày đặc chữ, nghiền ngẫm các khái niệm trong yên lặng ngày này qua tháng khác. Việc đọc sách thông thường chỉ dừng lại ở việc biết kiến thức. Đọc sách tương tác không chỉ dừng lại ở đó mà luôn hướng đến việc trao đổi, thảo luận và quan trọng hơn là ứng dụng trong học tập, công việc và đời sống, mang đến những góc nhìn mới. Kỹ thuật đọc sách tương tác mang đến một nguồn cảm hứng bất tận cho người đọc, người nghe, giúp duy trì và mở mang kiến thức không ngừng, đồng thời lan truyền hiệu ứng chia sẻ cho những người xung quanh. Một số kỹ thuật cơ bản khi đọc sách/truyện tương tác với trẻ nhỏ nói chung và trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm nonxin chia sẻ ngắn gọn như sau:
1. Chuẩn bị cho giờ đọc truyện tương tác
- Nên sử dụng các cuốn truyện có hình ảnh đi kèm chữ viết nội dung chuyện (mua sẵn hoặc giáo viên và trẻ tự làm).
1 19
Truyện do giáo viên mầm non tự làm
- Sắp xếp chỗ ngồi để trẻ có thể nhìn thấy rõ các trang của cuốn truyện. Trẻ nên ngồi đối diện và gần với cô giáo sẽ giúp cô giáo và trẻ dễ quan sát, giao lưu, tương tác với nhau khi khám phá nội dung câu chuyện.
- Giáo viên thuộc, hiểu nội dung câu chuyện, dự kiến trước các câu hỏi ở từng trang cuốn truyện và nội dung câu hỏi cần chú ý đến mục tiêu giáo dục của trẻ theo từng độ tuổi.
2. Hoạt động đọc truyện tương tác
- Giáo viên hãy cho trẻ tự “đọc” trước khi cô giáo đọc cho trẻ nghe. Đây là cơ hội cho trẻ tự khám phá câu chuyện qua hình ảnh trong câu chuyện và trí tưởng tượng phong phú của trẻ.
- Khi đọc chuyện tương tác, cuốn truyện nên để ở vị trí cách xa giáo viên một chút, hình ảnh đối diện với trẻ, giúp trẻ dễ dàng quan sát và giáo viên dễ dàng lật giở các trang cũng như trò chuyện với trẻ về nội dung các bức tranh.
- Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện về các hình ảnh trang bìa và dự đoán xem câu chuyện nói về chủ đề gì.
- Giáo viên chỉ vào tiêu đề, trò chuyện về ý nghĩa và đặc điểm thú vị của các từ trong tiêu đề có trong trang bìa (bìa trước, bìa sau, bìa phụ), lưu ý nói rõ tên tác giả của cuốn truyện.
- Hãy đọc toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối nhưng dừng lại và thường xuyên đặt câu hỏi, yêu cầu trẻ giúp bạn phát triển ra các yếu tố của câu chuyện, hoặc chỉ ra những điều mà trẻ quan tâm.
- Giáo viên đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm và lưu loát.
2 12
Các bé lớp mẫu giáo ghép trường MN Na Cô Sa huyện Nậm Pồ tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua truyện kể

- Trong lúc đọc truyện dừng lại một thời gian ngắn để giải thích các từ hoặc khái niệm trẻ chưa biết; thỉnh thoảng dừng để yêu cầu trẻ dự đoán những gì xảy ra tiếp theo.
- Tìm một cái gì đó để nói trên từng trang của cuốn sách. Có thể đặt câu hỏi bắt đầu bằng: “Cái gì?”, “Ở đâu?”, “Ai?” và “Tại sao?”;
Đặt câu hỏi về những hình ảnh, chẳng hạn như: “Con nhìn thấy những gì trong tranh?”;
Đôi khi chỉ cần nói: “Hãy nói cho cô về hình ảnh này” và nghe những gì trẻ nói;
Đặt câu hỏi về những gì có thể xảy ra tiếp theo như: “Con nghĩ là cậu bé sẽ làm gì tiếp theo?” vàsau đó nói rằng: “Chúng ta hãy cùng xem nhé”;
Hỏi để trẻ nhớ một chi tiết đã có trong cuốn truyện như: “Con có nhớ ai đã yêu cầu cậu bé trở thành bạn của mình?”
Hỏi trẻ để kết nối, liên hệ một điều gì đó trong cuốn sách với cuộc sống của mình như: “Con hãy giơ tay lên nếu con gà trống đã từng leo cây như bạn trong chuyện?”, “Con đã bao giờ leo cây như bạn gà trong chuyện chưa?”…;
Có thể yêu cầu, khuyến khích trẻ làm ra tiếng động hoặc làm theo hành động có trong câu chuyện. Ví dụ: Nếu một con gà trống gáy, hỏi trẻ: “Con có thể bắt chước tiếng gáy của gà trống không?” hoặc nếu gió thổi, hãy hỏi: “Con có thể bắt chước tiếng gió thổi không?”. Nếu có một nhân vật đội mũ, hãy hỏi: “Con có thể chỉ cho cô cách con sẽ đội mũ như thế nào không?”
- Thể hiện sự thích thú khi đọc sách và trò chuyện về cuốn sách.
- Đừng lo lắng nếu trong một lần đọc truyện tương tác với trẻ giáo viên không hoàn thành việc đọc cuốn sách. Chúng ta nên dừng lại trước khi trẻ không còn hứng thú và có thể đọc tiếp câu chuyện vào ngày hôm sau.
- Khi câu chuyện được đọc xong, hãy khuyến khích trẻ thảo luận về nội dung cuốn truyện bằng nhiều câu hỏi “mở”. Có thể hỏi trẻ về ý nghĩa của một từ nào đó trong cuốn truyện; sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng trong câu chuyện; tại sao mọi người vui hay buồn; tại sao họ nghĩ rằng có điều gì đó đã xảy ra…
- Giáo viên đọc lại cuốn truyện vào ngày hôm sau và đặt thêm câu hỏi.
- Điều quan trọng nhất là hãy đọc cuốn sách thật lôi cuốn, hấp dẫn trẻ.
3. Hoạt động tiếp theo sau giờ đọc truyện tương tác
Có thể tổ chức các hoạt động khác tiếp theo như: đóng kịch theo câu chuyện, vẽ hình ảnh của nhân vật yêu thích hoặc các sự kiện; hoặc tạo nên một kết thúc mới cho câu chuyện…
Đọc truyện tương tác cho trẻ mầm non giáo viên có thể thực hiện trong một số hoạt động theo chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường như: hoạt động chiều, hoạt động chơi ngoài trời hay khi trẻ chơi ở góc “học tập”, góc “thư viện” của trường, của lớp… đặc biệt hữu ích đối với các lớp có trẻ người dân tộc thiểu số thực hiện tăng cường tiếng Việt./.

Tác giả: Trần Thị Thúy

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập839
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm573
  • Khách viếng thăm265
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại909,948
  • Tổng lượt truy cập67,634,037
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi