Ngày 30/10/2018, các đại biểu tham dự hội nghị thực tế mô hình tại trường Mầm non Thải Giàng Phố và Mầm non xã Na Hối, huyện Bắc Hà. Chỉ đạo lớp tập huấn có đồng chí Nguyễn Thị Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm Non - Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Dương Bích Nguyệt - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cùng lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của 21 đoàn tham dự hội nghị.
Các đại biểu dự giờ hoạt động Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm Non Thải Giàng Phố
Đến thực tế tại các trường mầm non, các đại biểu được thăm quan môi trường giáo dục tăng cường tiếng Việt; dự giờ 04 hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số.
Ngày 31/10/2018, các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.
TS. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GDĐT phát biểu tại Hội nghị
Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai; lãnh đạo một số sở giáo dục và đào tạo; lãnh đạo, chuyên viên, đại diện cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của 21 tỉnh phía Bắc triển khai thực hiện Đề án; đại diện trường Đại học Sư phạm Tây Bắc, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non đánh giá cụ thể những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế sau hơn hai năm thực hiện Đề án đồng thời các giải pháp trọng tâm tiếp tục thực hiện trong thời gian tới cũng được xác định cụ thể hướng tới đạt mục tiêu của Đề án.
Đồng chí Trần Thị Thúy - Phó trưởng phòng Giáo dục mầm non tỉnh Điện Biên tham luận tại Hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao các ý kiến thảo luận, chia sẻ và ghi nhận những kiến nghị đề xuất của các đại biểu. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị cần phối hợp và tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện đề án để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo mục tiêu của Đề án; huy động các nguồn lực thực hiện đề án; xây dựng và nhân rộng các mô hình Tăng cường tiếng Việt của các địa phương; đưa yếu tố văn hóa của các dân tộc thiểu số tại địa phương vào các nhà trường; chú trọng xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt giáo dục tạo cơ hội cho trẻ thực hành nghe, nói tiếng Việt; thực hiện tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và cộng đồng trong thực hiện Đề án./.
Tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Nguồn tin: Trường THPT Thanh nưa, huyện Điện Biên
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn