cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Điện Biên TV - Những giáo viên đáp ứng được yêu cầu mới chuyển sang dạy theo chương trình Công nghệ giáo dục

Thứ hai - 18/09/2017 20:46
Điện Biên TV - Được triển khai trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm học 2015-2016, cho đến thời điểm này, Chương trình Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục đã tạo được hiệu ứng tích cực trong ngành Giáo dục và trong xã hội. Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện đổi mới dạy học theo chương trình này vẫn còn những băn khoăn, trăn trở cần được tháo gỡ. Để hiểu rõ hơn về chương trình này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Quân – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
PV: Thưa ông, năm học 2016-2017 vừa qua, tỉnh Điện Biên tiếp tục triển khai chương trình Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục (CNGD) đã đạt được kết quả như thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Về công tác quản lý chỉ đạo: Thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-BGDĐT ngày 01/7/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 - CNGD năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện dạy học theo Chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CNGD theo hướng dẫn của Bộ kịp thời, sát thực tế phù hợp với điều kiện của các cơ sở giáo dục. Các phòng Giáo dục và Đào tạo làm tốt công tác truyền thông về dạy học Tiếng Việt lớp 1-CNGD; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên dạy lớp 1 trong tháng 8 năm 2016 về chương trình hiện hành, chương trình CNGD đặc biệt là phương pháp giảng dạy Tiếng Việt lớp 1-CNGD.

Đội ngũ giáo viên, các trường đăng ký thực hiện CNGD đã lựa chọn những giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn; phát âm chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao để bố trí dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. Trong năm học, giáo viên được tham gia sinh hoạt chuyên đề về phương pháp dạy học theo nội dung và kế hoạch đã xây dựng; 100% giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 - CNGD được tập huấn về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học và thực hiện tương đối hiệu quả. Giáo viên tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đã thực hiện từ năm học trước; tuân thủ theo quy trình mẫu của từng dạng bài trong chương trình, sách thiết kế.

Kết quả học tập của học sinh, chương trình môn Tiếng Việt lớp 1-CNGD giúp học sinh tích cực chủ động, tự giác, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn vì được tham gia rất nhiều hoạt động thực tế trong tiết học, chất lượng giáo dục trong lớp đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.

Phần lớn các em có kỹ năng đọc to, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng Việt, phát âm chuẩn; kĩ năng nghe - viết đảm bảo tốc độ; nắm được luật chính tả để vận dụng viết bài, không nhầm lẫn âm vần. Chất lượng học tập của học sinh lớp 1, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số được nâng lên.

Năm học 2016-2017, tỉnh Điện Biên triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 - CNGD tại 136/176 trường tiểu học, 376 lớp với 8.097/13.658 học sinh (tỉ lệ 59,2%). Kết thúc năm học có 8.097 học sinh tham gia đánh giá, trong đó xếp loại hoàn thành tốt đạt 39,1% (3.164 em), xếp loại hoàn thành đạt 59,5% (4.823 em), chưa hoàn thành còn 1,4% (110 em).
1
Tiết học Tiếng Việt lớp 1 – CNGD tại Trường Tiểu học Pom Lót, huyện Điện Biên
 
PV: Qua nhiều kênh thông tin của chúng tôi, một số phụ huynh có bày tỏ sự băn khoăn về dạy và học theo chương trình Tiếng Việt 1 - CNGD ở Điện Biên. Vậy ông cho biết rõ hơn về những ưu điểm của chương trình này?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tài liệu dạy Tiếng Việt lớp 1 – CNGD được thiết kế chi tiết cho các dạng bài, các mẫu của từng tiết dạy, vì vậy giáo viên có nhiều thời gian dành cho việc chuẩn bị và nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Giáo viên được giao quyền chủ động về thời gian, lựa chọn lượng kiến thức phù hợp với đặc điểm từng lớp nên giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.

Học Tiếng Việt lớp 1 - CNGD học sinh tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, nắm vững cấu tạo ngữ âm tiếng Việt, luật chính tả, phát âm tương đối chuẩn, sau thời gian nghỉ hè học sinh không quên chữ. Học sinh tích cực và chủ động tham gia vào hoạt động học, tạo ra sản phẩm cho chính mình.

Sách giáo khoa thiết kế theo nguyên tắc “Thầy giao việc – Trò thực hiện” nên đã hình thành ở giáo viên phương pháp dạy học tích cực, học sinh học tập tích cực.

PV: Bên cạnh những ưu điểm, chương trình còn những hạn chế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chương trình Công nghệ giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và triển khai thực hiện song song cùng với chương trình hiện hành nên chưa bộc lộ những hạn chế về nội dung và sách giáo khoa. Hạn chế khó khăn chủ yếu là ở khâu cán bộ quản lý, giáo viên chưa hình dung đầy đủ quy trình quản lý triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 - CNGD; việc chỉ đạo chưa sâu sát, chưa hỗ trợ hướng dẫn cụ thể nhà trường và giáo viên trong quá trình thực hiện. Giáo viên năm đầu sẽ gặp khó khăn do thay đổi phương pháp dạy học.

PV: Từ những vấn đề nêu trên, xin ông cho biết giải pháp khắc phục những hạn chế trong năm học 2017-2018 và những năm học tiếp theo?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Để khắc phục những khó khăn trên, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trước khi triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1- CNGD cho đội ngũ giáo viên tiếp cận với lớp 1 – CNGD từ năm học trước. Thông qua dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn, dạy thử nghiệm, những giáo viên đáp ứng được yêu cầu mới chuyển sang dạy theo chương trình CNGD, những giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu vẫn bố trí dạy theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 – CNGD tại cụm trường Tiểu học Xá Nhè, huyện Tủa Chùa
 
PV: Không ít phụ huynh học sinh có con vào lớp 1 theo học Công nghệ giáo dục phản ánh “Không biết dạy con thế nào, vì cách phát âm theo chương trình này có nhiều điểm khác biệt với cách phát âm truyền thống”. Cũng từ đây, nhiều phụ huynh lo ngại con học kém đã cho con đi học thêm. Vậy ông có tư vấn gì cho các phụ huynh để có thể kèm cặp con học bài khi về nhà?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Đúng vậy, cách phát âm theo chương trình Công nghệ giáo dục lấy tiếng có thanh không làm gốc kết hợp với dấu thanh “ba huyền bà”. Khi tìm tiếng mới, học sinh chỉ việc kết hợp tiếng có thanh không với các dấu thanh còn lại nên rất tiện lợi và chính xác khác với cách phát âm truyền thống là “bờ-a-ba-huyền-bà”. Khi kèm học sinh học ở nhà các bậc phụ huynh trước hết hãy lắng nghe các em trình bày bài đã học trong sách giáo khoa sau đó dựa vào sách hướng dẫn dành cho phụ huynh học sinh để hướng dẫn các em luyện đọc, ôn tập những kiến thức đã học ở trường. Đối với học sinh lớp 1, cha mẹ học sinh cần tham gia cuộc họp đầu năm học để giáo viên thống nhất cách dạy học sinh học Tiếng Việt lớp 1- CNGD, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

PV: Cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn!

Tác giả: Diệp Xuân

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,324
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm2,161
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay32,223
  • Tháng hiện tại130,559
  • Tổng lượt truy cập66,854,648
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi