Ảnh 1: Tập thể học sinh lớp 10A2 đang cùng nghiên cứu kiến thức về công nghệ 4.0
Được sự phân công của nhà trường, cô giáo Hỏ Phượng Hoài (giáo viên môn Vật lí) cùng các giáo viên trong nhà trường đã nghiên cứu Dự thảo giáo dục địa phương; tổ chức nghiên cứu nội dung bài dạy, thống nhất ý tưởng thiết kế các hoạt động trong bài; góp ý cho giáo viên dạy trước khi dạy thực nghiệm.
Khi bắt tay vào tìm hiểu, soạn bài, giáo viên gặp khó khăn trong tiếp cận tài liệu, chương trình vì đây là một bài mới, nằm trong tổng thể một chủ đề. Giáo viên chưa có sách hướng dẫn. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ tích cực về mặt kiến thức, chuyên môn từ nhóm hỗ trợ dạy thử nghiệm, các giáo viên trong trường các hoạt động của bài đã được thiết kế công phu, đa dạng, công não; phát huy sự sáng tạo của học trò. Để đảm bảo cho giờ dạy thành công, giáo viên đã chủ động dạy thử, quay thử tiết dạy, tổ chuyên môn góp ý rút kinh nghiệm với từng hoạt động được tổ chức.Tiết dạy thực nghiệm đã thành công tốt đep. Học sinh tham gia học có thêm hiểu biết về công nghệ 4.0, những cơ hội và thách thức cho giới trẻ hiện nay khi đứng trước sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ. Học sinh hiểu được bản thân mình cần phải làm gì để không bị tụt hậu trong tương lai. Ảnh 2: Học sinh lớp 10A2 chú tâm tìm hiểu bài trong tiết dạy thử nghiệm
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục địa phương là một thành phần hữu cơ trong chương trình tổng thể, có vị trí tương đương các môn học khác giúp hình thành và phát triển toàn diện những phẩm chất và năng lực của học sinh, trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc, xây dựng văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung./.