cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

VP - Văn học nhà trường số 14: Truyện ngắn Mùa phượng vĩ

Thứ ba - 12/11/2013 02:52
byporno.net – Điện Biên với trên 13 nghìn nhà giáo và trên 120 nghìn học sinh phổ thông, sinh viên các trường chuyên nghiệp, trong đó có nhiều nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu văn học nghệ thuật và có năng lực sáng tác với nhiều tác phẩm đoạt giải, đăng tải trên các báo và tạp chí trong và ngoài tỉnh, nhiều tác phẩm đã được xuất bản và nhận được sự mến mộ của công chúng.
Trang văn học nhà trường đăng tải các bài viết, những sáng tác của thầy trò các nhà trường gồm các thể loại: Thơ, tản văn, văn xuôi, nhạc, họa …mỗi tháng có từ một đến hai số. Trân trọng giới thiệu và mong nhận được sự cộng tác của các nhà giáo, các em học sinh sinh viên cùng bạn đọc. Cảm ơn các tác giả đã gửi bài về chuyên mục.

Trang văn học nhà trường số 14, Ban biên tập xin giới câu chuyện cảm động về nghị lực vượt khó trong cuộc sống, sự tâm huyết trong nghiệp “trồng người” của một cô giáo tương lai như một món quà tri ân gửi các thầy cô giáo nhân dịp 20/11.

Mùa phượng vĩ
 
Đặng Thị Oanh – Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
 
 
- Lan ơi, có khách đấy!

Đang ngồi trong phòng trên tầng hai của ký túc xá Lan chợt nghe tiếng ai gọi tên mình. Xỏ chân vào một đôi dép, Lan chạy vội ra hành lang. Trước mặt cô thằng Toàn mặt đỏ bừng, hai tay ôm bó hoa cúc vàng rực đang ngơ ngác kiếm tìm.

- Toàn đấy à? Vào phòng đi em!

- Em tặng cô bó hoa, em vừa dự lễ tổng kết năm học cô ạ, kỳ II, em được học sinh tiên tiến đấy cô ạ, thằng Toàn vừa đưa bó hoa cho Lan vừa bẽn lẽn nói.

Lan nhận hoa, lòng dâng trào một niềm vui khó tả như  chính mình là học sinh tiên tiến vậy.

- Sao cô lại khóc! Giọng thằng Toàn thất thanh, vẻ mặt nó lộ vẻ ngơ ngác khó hiểu.


 
Gạt những giọt nước mắt hạnh phúc đang tuôn rơi, Lan cười bối rối. Mới hôm nào thôi, vì Toàn - đứa học trò đặc biệt, Lan đã tưởng mình không thể  vượt qua kỳ thực tập, phải rời bỏ nghề  sư phạm mà cô đã yêu mến nhưng rồi lại cũng vì nó mà Lan cảm thấy yêu mến nghề  dạy học hơn bao giờ hết. Cuộc đời kỳ  lạ quá, thực mà như mơ...

- Đi thực tập tốn tiền lắm, đủ thứ phải tiêu mà thỉnh thoảng lại còn phải chiêu đãi học sinh nữa chứ, nghe các anh chị ở khóa trước nói thế Lan lo lắng quá! Nhà nghèo, biết mẹ vất vả, Lan không muốn xin thêm tiền của mẹ, cô đi tìm việc làm thêm để làm.  Mới cuối tháng hai mà gió Lào héo hắt quá, tiết trời vừa nóng lại vừa khô, sau giờ lên lớp, Lan tranh thủ chở mấy thùng cam đi bán thuê để thêm tiền cho kỳ thực tập đã tới gần. Khuôn mặt trái xoan đỏ bừng, mồ hôi hai bên thái dương đang rịn từng giọt thấm trong khóe mắt cay xè, rơi trên môi mặn chát. Con đường phía trước chói chang nắng và như dài hơn bởi vòng quay chậm chậm của hai bánh xe đạp cũ kĩ. Chiếc xe đạp cũng như Lan nhễ nhại và xộc xệch trong ánh nắng gay gắt. Đã thế, thỉnh thoảng chiếc xe chở nặng cứ kêu ken két, thật khó chịu.

Trên vệ đường, bên gốc cây bàng mấy đứa trẻ con đang túm năm, tụm ba chơi bi, chơi đáo, thấy tiếng xe kêu, chúng cất tiếng đồng thanh, tinh nghịch:

Kút ka kút kít

Cong đít đẩy xe

Đẩy nhanh lên hè

Tao mua cho một ít

Kút ka kút kít...

Chẳng muốn để ý đến lời trêu chọc của lũ  trẻ, Lan cố gắng guồng mạnh đôi chân để vượt qua con dốc Him Lam, bỗng một tiếng nổ: đốp! Chiếc xe xiêu vẹo, cái thùng cam lệch nghiêng, cam trong hòm theo đà rơi túa xuống lòng đường. Lan vội vàng nhảy xuống đỡ nhưng không kịp nữa rồi! Những trái cam tròn từ  trong thùng đã văng ra tứ tung trong lòng đường. Người đi trên đường nhìn Lan và những trái cam với ánh mắt ái ngại. Lan dựng xe, vội vàng và ngại ngùng nhặt từng trái cam rơi bỏ vào chiếc thùng xốp đã vỡ một mảng lớn.

- Ơ chúng mày ơi, cam trời, cam trời cho, nhặt  ăn đi, nhặt đi! Hớ, hớ!

Đang cắm cúi nhặt cam bỗng Lan giật mình ngẩng lên bởi tiếng cười nhạo. Bọn trẻ con đang chơi trên vỉa hè tràn xuống, tranh nhau nhặt cam. Một đứa con trai ra dáng con nhà giầu, tóc nhuộm vàng hoe, quần áo thời thượng, nó không thèm nhặt những quả cam rơi dưới lòng đường, ngang nhiên tiến đến gần thùng cam của Lan cầm từng quả vất xuống đường trong tiếng reo hò cổ vũ của nhóm bạn nó.

- Ơ ơ, sao các em làm như thế?... Lan bối rối, giọng cô lạc đi trong tiếng cười đùa ầm ĩ của bọn trẻ. May sao, có cụ già bán nước bên đường nhìn thấy, chạy lại quát lớn:

- Thằng Toàn và mấy thằng kia nữa, hư quá! Có đi chỗ khác chơi không! Tao báo công an đến bắt bây giờ!

Mấy  đứa trẻ con nghe nói đến công an sợ quá  chạy toán loạn. Cụ già giúp Lan nhặt cam vào thùng. Giọng cụ phân bua:

- Mấy đứa trẻ hư quá, cái thằng vất cam của cháu là thằng Toàn con nhà Tố đấy. Bố mẹ chỉ mải đi làm và kiếm tiền chứ có để ý gì đến con cái đâu. Cam nát hết rồi còn bán nỗi gì. Khổ thân cháu quá!

Lan cảm ơn, chào bà Cụ và dắt chiếc xe đi. Cô không ngăn được những giọt nước mắt tủi hờn đang trào ra quanh khóe mắt. Thế là thôi, tiền công bán cam của cô hai hôm nay coi như hết rồi. Lan bước đi mà lòng trĩu nặng, tiếng khóc nấc nghẹn ngào hòa nhịp với chiếc xe kút kít lăn trên đường tạo thành bản giao hưởng tái tê.

Sau lần đó, nhiều lần ngủ mơ, Lan thấy mình đang đứng trước lớp mà học sinh toàn là những đứa ngổ ngáo và bướng bỉnh như thằng Toàn. Khi tỉnh dậy, lần nào cũng vậy, mồ hôi Lan vã ra. Lạnh ngắt!

Thế  rối cái ngày đi thực tập cũng đã đến. Đứng trước gương, Lan cố lựa chọn bộ trang phục giúp cho khuôn mặt và dáng hình thêm chững chạc một chút. Buổi đầu tiên đến trường, xách chiếc cặp trên tay đi lên khu lớp học mà Lan cứ như đang trên đường đi thi tuyển sinh. Đầu cô căng ra, rối bời những ý nghĩ mung lung. Lan tự nhủ: mình phải nghiêm khắc, không được cười trước mặt học sinh!

Vừa qua dãy lớp học thứ nhất, bỗng Lan giật bắn mình bởi tiếng hô lớn từ trong lớp 7A1 vọng ra: 

- Ô! kút ka kút kít đến trường chúng mày  ơi!

- Đâu, đâu nào? Mấy đứa học trò vừa chen nhau ngó ra cửa.

-  Kút ka kút kít đến trường mình làm gì  nhỉ? 

- Đến bán cam chứ gì nữa mà phải hỏi. Ô nhưng sao bán cam mà lại mang cặp nhỉ? Tiếng nói cười cứ bô bô, hàng chục con mắt trên dẫy hành lang đổ xô lại nhìn Lan lạ lẫm.

Tim đập, chân run, nước mắt lại sắp vòng quanh, Lan cố  gượng không khóc. Hỏi thăm một học trò Lan biết  được lớp 7B2 ở cuối hành lang. Vừa lúc đó trống điểm giờ học bắt đầu. Lan lấy hết bình tĩnh bước vào lớp.

- Ớ!... Một tiếng kêu thất thanh vang lên, sau đó lại im lặng khó tả. Hàng chục con mắt dõi theo từng bước chân Lan khi cô bước lên bục giảng. Sau một phút lấy lại bình tĩnh, Lan giới thiệu tên mình và nhiệm vụ là giáo viên thực tập với cả lớp. Không khí lớp học bỗng lặng đi, phía cuối lớp học có tiếng xì xào:

-  Phen này thằng Toàn chết rồi, Dám vuốt râu hùm! Chúng mày cứ chờ đi, chuẩn bị  có kịch hay để xem  đấy!

Sau lời giới thiệu, Lan hít một hơi thật sâu, lấy cam đảm nhìn một lượt khắp lớp học. Bàn cuối một cậu học sinh cái đầu vàng hoe, nhìn quen quen đang cúi ngục xuống bàn. Trên tay vẫn đang cần chiếc điện thoại di động thời thượng, đắt tiền.

Lan bàng hoàng, đây là mộng hay thực đây! Cuối lớp, thằng Toàn - cái thằng mất nết hôm nọ trêu cô bây giờ đang ngồi gục mặt xuống bàn. Đầu Lan quay cuồng trong ý nghĩ căm tức và trả thù. Giờ dạy đầu tiên trong cuộc đời nhà giáo thật nặng nề. Tiếng trống điểm giờ học tan. Lan xách cặp ra khỏi lớp mà như đi trên không, đằng sau vẫn tiếng bàn tán, xì xèo:

Phen này có thằng chết, chúng mày cứ  chờ đấy mà xem.

Khổ  thật, các cụ nói chẳng có sai, ghét của nào, trời trao của ấy, tránh vỏ dưa lại gặp vỏ  dừa, Chỉ cần thấy Toàn trong giấc mơ là  Lan đã sởn gai ốc rồi. Giờ đây, nhìn Toàn ngồi lù lù dưới lớp, cơn tức giận trào dâng lện tận cổ! Vậy mà giáo viên phụ trách đoàn thực tập phân công Lan dạy văn kết hợp chủ nhiệm lớp của Toàn. Giáo viên chủ nhiệm lớp lại còn phân công Lan trực tiếp giúp đỡ Toàn học tập trong thời gian thực tập nữa chứ. Thật là họa vô đơn chí,  đến khổ!
 

Cô và trò (ảnh minh họa từ Internet)
 
Vì  trách nhiệm được giao, Lan cố gắng kìm nén cơn tức giận của mình, cô thản nhiên như chưa hề  gặp Toàn bao giờ nhưng mỗi lần bắt gặp ánh mắt Toàn nhìn cô lầm lì, đầy vẻ thách thức, cái mặt lúc nào cũng vênh váo như chứng tỏ nó đã sẵn sáng chờ đón những đòn trả thù của Lan. Lan tự nhủ, hãy chờ đấy, cơn giận này sẽ có ngày được trả. Hàng ngày, Lan lặng lẽ, theo dõi từng hành động của Toàn.

Thế  rồi, thời cơ trả thù mà Lan mong chờ  cũng đã đến. Toàn trốn học, theo bạn đi  đánh điện tử ở quán Internet gần trường học. Hôm đó, Lan đau bụng nên phải xin về sớm, qua quán nét, Lan thấy cu Toàn đang say mê bên bàn máy vi tính với game đua xe chóng mặt. Lan vui mừng tiến đến bên cạnh mà cu cậu chẳng hay biết gì. Phen này thì cu cậu biết tay mình! Lan đắc ý.

Tiến  đến bàn điện tử, Lan gõ mạnh tay xuống bàn, nghiêm giọng:

- Toàn, tại sao em trốn học  đi đánh điện tử?

Toàn như người bừng tỉnh giấc mộng, ngơ ngác nhìn Lan thoáng chút sợ hãi rồi lại biến sắc ngay, vẫn như mọi khi: lầm lì, dám chơi, dám chịu. Nó đứng dậy, không thèm nói một câu, lững thững bỏ ra về. Lan điên lên, chạy theo quát to:

- Tại sao cô hỏi, em không nói? Tôi sẽ báo cáo việc này với cha mẹ em và nhà trường!

- Cô cứ việc thực thi luật pháp! Thằng Toàn đáp lời Lan mà chẳng thèm ngoái cổ lại.

Đang ngất ngây trong niềm vui của kẻ chiến thắng! Lan tưởng rằng phen này sẽ dọa cho Toàn một mẻ hết hồn, Lan muốn Toàn phải xin lỗi cô về tất cả những điều đã gây ra cho cô, đặc biệt là buổi trưa ngày hôm ấy. Nhưng không. Nó đang hiên ngang ra về!

Lan đứng như trời trồng trước cửa quán nét. Tâm trạng rối bời, Lan đã bắt quả tang sai phạm của Toàn. Lan phải vui mừng chứ, sao lại tức tối thêm thế  này? Không thể được, Lan sẽ cho thằng Toàn biết tay, nó phải có bài học về chuyện này! Vừa quay về ký túc xá, Lan vừa tâm niệm ý  nghĩ đó trong đầu.

Giờ  sinh hoạt lớp cuối tuần, Lan định bụng sẽ báo cáo vụ việc của Toàn với giáo viên chủ nhiệm  để cậu ta bị trừng trị một mẻ. Nhưng mấy lần định nói rồi Lan lại thôi. Cô cứ lăn tăn: hình như trong ánh mắt bướng bỉnh, đầy thách thức của Toàn vẫn ẩn hiện những tia buồn sâu thẳm. Ánh mắt ấy khiến Lan băn khoăn lưỡng lự chưa quyết. Lan tặc lưỡi, cứ để cu cậu đấy, đạo đức tháng quan trọng hơn đạo đức tuần. Ta sẽ  cho cu cậu nếm đòn quyết định. Sau giờ sinh hoạt lớp hôm ấy, thằng Toàn nhìn Lan với ánh mắt khó hiểu!

Buổi trưa hôm ấy đang tranh thủ soạn bài để chiều còn đi bán ba thùng cam vừa lấy hôm qua thì cây bút hết mực, Lan vội trèo lên chiếc xe đạp phóng vội ra quán mua tạm cây bút khác. Đi được một đoạn, Lan thấy một mái đầu quen quen đang ngục bên một gốc cây ven đường. Ai như cu Toàn? Lan dừng xe tiến lại gần. Nghe tiếng động, Toàn ngẩng mặt lên, nhìn thấy Lan, nó bỏ chạy thục mạng, Lan đuổi theo, gọi lớn:

- Toàn, Toàn ơi!

Thằng Toàn chạy được một đoạn thì dừng lại, ngục xuống, Lan cũng vừa chạy đến nơi, hốt hoảng ngồi xuống bên cạnh nó. Khuôn mặt bướng bỉnh đỏ rực, đôi mắt đen láy ngấn nước. Lan dìu nó vào vào gốc cây ven đường. Người nó mềm oặt, nóng ran, nó đang sốt. Lan hỏi nhà nó ở đâu để  đưa về nhà. Nó lắc đầu, không nói, Lan gặng hỏi mãi, nó mới nặng nề đưa cánh tay chỉ  về phía ngôi biệt thự ba tầng nằm hiên ngang ngay bên trục đường chính. Lan đưa Toàn vào nhà, trong nhà vắng tanh, Chị giúp việc đã đi về nhà vì con ốm. Trên bàn, bát phở mà chị  ấy vội mua cho Toàn trước khi đi đã nguội lạnh, mỡ váng lềnh bềnh trên mặt bát. Dìu Toàn nằm lên giường xong, Lan xuống bếp đặt nồi cháo rồi chạy nhanh ra hiệu thuốc mua vài viên cảm về. Đập thêm quả trứng gà vào bát cháo, Lan bê lên động viên Toàn ăn rồi cho nó uống thuốc. Thằng Toàn không nói gì, nó chỉ im lặng, làm theo những gì Lan bảo.

Toàn là học sinh cá biệt trong lớp, gia đình kinh tế  khá giả nhưng bố luôn bận đi công tác xa nhà. Mẹ bán buôn ở chợ, thỉnh thoảng lại đi chuyến hàng xa bỏ Toàn ở nhà  cho chị giúp việc chăm sóc, cơm nước. Hôm nay chị  giúp việc có việc đột xuất phải về nhà  nên không kịp nấu cơm, chỉ mua tạm cho nó bát phở, cu cậu không có người quản nên bỏ nhà  đi chơi trưa mà bị cảm nắng. Khổ thân!

Cho Toàn ăn xong, cũng vừa lúc chị giúp việc quay lại. Lan dặn chị ấy chăm sóc Toàn rồi lại nhảy vội lên chiếc xe đạp đi mua bút. Thằng Toàn nhìn theo bóng Lan khuất dần vẫn im lặng, không nói.

Chiều hôm đó, Lan dẫn vài bạn học sinh cùng lớp đến thăm Toàn. Cu cậu giờ đã đỡ sốt. Ngồi giữa bạn bè, nó cũng chẳng nói gì nhiều nhưng cái vẻ bướng bỉnh, vênh váo mọi khi đã biến mất, chỉ còn ánh mắt đượm buồn. Mấy ngày hôm sau, Toàn vẫn mệt chưa đến lớp học được. Hàng ngày, Lan đến tận nhà hướng dẫn cu cậu học bài. Thỉnh thoảng, Lan lại đọc truyện cho cu cậu nghe. Cu Toàn như người khác, nó vẫn không nói gì nhiều với Lan nhưng luôn vui vẻ làm theo những gì Lan dặn.

Ba ngày sau, khỏi ốm, Toàn trở lại lớp học. Mọi lần, khi Lan bước vào lớp, nó thường hằn học nhìn theo với vẻ thách thức nhưng hôm nay thì không. Nó háo hức chờ đợi. Khi thấy Lan bước vào lớp, khuôn mặt nó rạng rỡ hẳn lên.  Mấy tuần tiếp sau, nó đi học đều đặn, điểm các bài kiểm tra tiến bộ trông thấy, cả lớp ngạc nhiên, cô giáo chủ nhiệm nói vui:

-  Dạo này bạn Toàn tiến bộ nhiều đấy!...

Trưa, trời nắng gay gắt, đang ngồi trong nhà, bỗng chợt như  nhớ ra điều gì, thằng Toàn vội vàng hớt hải chạy ra ngõ nhìn về phía con dốc Him Lam. Ánh mắt nó  như đang tìm kiếm, mong đợi điều gì ghê  gớm lắm. Đã mấy ngày hôm nay rồi, trưa nào nó cũng ra ngồi đây, đợi chờ, tìm kiếm, rồi lại thất vọng ra về. Hôm nay cũng vậy, đang chuẩn bị ra về, bỗng ánh mắt thằng Toàn sáng lên khi nhìn thấy Lan lọc cọc chiếc xe đạp với thùng cam to tướng trên xe. Mấy hôm nay, phải soạn nhiều giáo án, Lan không đi bán hàng được. Hôm nay, giáo án đã tạm ổn, Lan tính tranh thủ kiếm chút tiền để mua ít quà chia tay học sinh. Lan nghĩ: chia tay mà cô giáo không có  quà gì thì ngượng lắm! Dốc quá, thùng cam lại nặng, đành phải xuống đẩy xe. Thấy Lan, thằng Toàn hồ hởi chạy lại, gò lưng đẩy giúp. Lan ngỡ ngàng, quát to:

- Trời nắng thế này, em đi  đâu, vào bóng cây ngay, kẻo  ốm bây giờ! 

Thằng Toàn không nói gì, mặc Lan kêu la, nó chỉ cười bẽn lẽn gò lưng đẩy bằng được chiếc xe lên đỉnh dốc. Vừa đến đỉnh đốc, như một cơn lốc nó lại vụt chạy mất khi Lan còn chưa kịp nói điều gì. Mồ hôi ướt đẫm áo, chảy thành dòng trên khuôn mặt trái xoan của Lan. Từ trong khóe mắt Lan những giọt nước mắt tuôn rơi hòa quyện với những giọt mồ hôi nóng hổi. Vị mặn của mồ hôi, của nước mắt thấm trên môi nhưng Lan thấy vui quá. Cô nhìn theo bóng thằng Toàn khuất dần sau hàng cây bằng lăng, lòng tràn ngập hy vọng kỳ II, Toàn sẽ là học sinh tiên tiến...

Giờ  đây, điều đó đã thành hiện thực, Lan vui quá. Nắm tay nó, Lan tuyên bố:

- Cô sẽ thưởng cho Toàn một cốc kem thật lớn vì thành tích học học của em!

- Thật à cô, vậy mình đi luôn cô nhỉ? Thằng Toàn vui mừng nhảy chân sáo.

Đội cái mũ lên đầu Toàn, Lan dẫn nó đi ăn kem. Gần trưa, trời vẫn nắng nhưng ánh nắng hôm nay sao chan hòa thế, cứ rực rỡ, nhảy nhót trên những cành phượng đỏ rực và trên khuôn mặt cũng ửng đỏ của thằng Toàn.

Ảnh minh họa từ Internet
 
-  Toàn ơi, mùa hè đã đến rồi đó. Vui chơi nhưng không được đi chơi nắng đâu nhé, kẻo ốm đấy nghe em! Lan thì thầm với nó như vậy, khi chia tay nó ở cổng trường.

Bóng thằng Toàn khuất dần sau hàng cây, Lan nhìn theo lưu luyến. Trời tháng 5 trong xanh màu hy vọng như ước mơ  xanh trong Lan đang dâng trào tha thiết!

Giới thiệu và biên tập: Mai Hương – Chuyên viên Văn phòng Sở

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập234
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm194
  • Hôm nay26,052
  • Tháng hiện tại26,052
  • Tổng lượt truy cập68,056,911
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi