cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

VP - Những điểm mạnh của giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên

Thứ ba - 28/03/2017 03:51
byporno.net - Trong những năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã có bước phát triển toàn diện, vững chắc. Nhiều lĩnh vực, nội dung hoạt động của ngành đã được tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận với kết quả nổi bật, đầy tự hào. Ban Biên tập tổng hợp và trân trọng giới thiệu với các thầy, cô giáo cùng bạn đọc 10 điểm mạnh của giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên so với giáo dục và đào tạo của 7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1 và toàn quốc.
1. Phổ cập giáo dục - xóa mù chữ
Năm 2008, Điện Biên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS, về đích sớm 2 năm so với kế hoạch, đứng thứ 50/63 tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2009, Điện Biên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 năm 2009, về đích sớm 1 năm so với kế hoạch, đứng thứ 50/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tháng 5/2014, tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, về đích trước 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tháng 12/2015, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GDTH mức độ 2, đứng thứ  23/63 tỉnh, thành trong cả nước.
 
Tiến sỹ Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao Quyết định
đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2 cho tỉnh Điện Biên (Ảnh: Dienbientv.vn)

Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 8/10 đơn vị cấp huyện và 86/130 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 2/10 đơn vị cấp huyện và 44/130 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; có 01/10 đơn vị cấp huyện và 56/130 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập GDTH mức độ 3 (vượt 40 xã so với kế hoạch giao); 01/10 đơn vị cấp huyện và 14/130 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

2. Xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia

Toàn tỉnh đã xây dựng được 272/509 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia (mầm non 79 trường, tiểu học 103 trường, THCS 74 trường, THPT 16 trường) đạt 53,44%, tăng 08  trường đạt chuẩn quốc gia so với năm học trước. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của tỉnh đứng thứ 1/7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1.

3. Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú

Năm 2009, Điện Biên là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng Đề án và tổ chức thành công việc nâng cấp các trường phổ thông DTNT huyện từ cấp THCS lên cấp THPT. Toàn tỉnh hiện có 09 trường PT DTNT (có 01 trường PTDTNT THPT chưa hoạt động do chưa có cơ sở vật chất); trong đó: 01 trường PT DTNT cấp tỉnh; 08 trường PT DTNT cấp huyện; 08/09 trường PT DTNT đã được công nhận là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường DTNT chiếm trên 5% tổng số học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học toàn tỉnh. Hàng năm, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở 02 cấp học THCS và THPT đạt 100%; trên 60% học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ và theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
 
                      Tổ chức hoạt động tập thể của Trường PTDTNT tỉnh

Nhằm thực hiện mục tiêu huy động trên 10% học sinh trung học là người dân tộc thiểu số học trong trường phổ thông DTNT theo Quyết định số 1379/2013/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án thành lập, mở rộng, nâng cấp quy mô các trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên; dự kiến trình tỉnh thông qua vào quý II/2017 và triển khai thực hiện vào năm học 2017-2018.

4. Mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú

Thực hiện Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 2/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện xây dựng và thực hiện tốt Đề án thành lập trường và tổ chức các hoạt động giáo dục của trường PTDTBT. Toàn tỉnh hiện có 127 trường PT DTBT (cấp Tiểu học 70 trường, THCS 57 trường), tăng 09 trường PT DTBT so với năm học trước. Số lượng trường PTDTBT của tỉnh cao thứ 2/7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1. Trong những năm gần đây, chất lượng các mặt giáo dục của học sinh các trường phổ thông DTBT được nâng lên rõ rệt, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc của tỉnh.
 
Khu vực sân chơi và nhà nội trú trường phổ thông DTBT THCS Chiềng Sơ,  Điện Biên Đông  

5. Ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy

Từ năm 2009, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc online. Hiện nay, Sở và 10/10 phòng Giáo dục và Đào tạo đã và đang chuyển tải văn bản qua mạng quản lý điều hành văn bản. 100% văn bản chỉ đạo chuyên môn, báo cáo, tư liệu thống kê được truyền tải qua mạng quản lý điều hành văn bản, chiếm 87% số lượng văn bản ban hành. Triển khai hiệu quả các phần mềm quản lý như: hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục xóa mù chữ online; quản lý thống kê online, phần mềm quản lý học sinh các cấp học, phần mềm quản lý nhân sự PMIS... Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng 37 dịch vụ công mức độ 3 trên Trang thông tin điện tử ngành. Sở luôn đứng trong tốp đầu các cơ quan hành chính của tỉnh về cải cách hành chính.
 
Công tác bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm. Năm 2016, có 12.491 cán bộ, nhà giáo có trình độ tin học văn phòng, 12.276 cán bộ, nhà giáo biết sử dụng internet và thư điện tử, 7.921 cán bộ, nhà giáo biết thiết kế bài trình chiếu, bài giảng điện tử ứng dụng trong giảng dạy. Các cấp học thực hiện sinh hoạt, trao đổi, quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng Internet trên trang “Trường học kết nối”. Năm 2016, tổ chức và tham gia các cuộc thi như: Thiết kế bài giảng điện tử - elearning cấp tỉnh với 131/459 bài đạt giải, lựa chọn 305 sản phẩm dự thi cấp toàn quốc; cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin, các sản phẩm dự thi cấp tỉnh đều tham dự cuộc thi quốc gia.

6. Tổ chức bán trú cho trẻ mầm non

Các đơn vị thực hiện tốt công tác bán trú cho trẻ tại trường với nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế; chủ động các giải pháp xã hội hóa để tổ chức ăn trưa và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường. Hiện nay, 100% trường mầm non tổ chức bán trú cho trẻ; số trẻ được bán trú tại trường đạt 96,4%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các độ tuổi giảm: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ 5,4% (so với tỷ lệ chung của 7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1 thấp hơn 2,05%); suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỷ lệ 6,4% (so với tỷ lệ chung của Cụm thi đua số 1 thấp hơn 3,15%).

7. Thực hiện hiệu quả Mô hình trường học mới Việt Nam cấp tiểu học

Tiếp tục duy trì Mô hình trường học mới Việt Nam tại 68 trường và mở rộng tại 86 trường đủ điều kiện với 1.839 lớp, 40.757/51.851 học sinh lớp 2,3,4,5; qua đó tạo môi trường giáo dục dân chủ, hợp tác, giúp học sinh chủ động, linh hoạt, sáng tạo, chia sẻ tự tin có trách nhiệm với tập thể biết giúp đỡ nhau trong học tập rèn luyện. Công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra hoạt động của các trường tham gia được thực hiện nghiêm túc, thận trọng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điện Biên được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là 1/5 tỉnh miền Bắc (Điện Biên, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình) thực hiện tốt Mô hình trường học mới Việt Nam.

8. Mở rộng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học

Ngành tích cực chỉ đạo cấp tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kỹ năng cho học sinh. Toàn tỉnh có 176/176 trường tiểu học dạy 2 buổi/ ngày với 2996 lớp và 63.213 học sinh. Tỷ lệ học sinh của tỉnh được học 2 buổi/ngày đạt 96,52%, so với tỷ lệ chung của toàn quốc cao hơn 34,07%.

9. Đạt nhiều thành tích cao cấp quốc gia trong các kỳ thi văn hóa, thể thao

Năm 2016, tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực I, đoàn vận động viên tỉnh Điện Biên xếp thứ 4/13 tỉnh khu vực I; tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX, đoàn xếp thứ 36/63 tỉnh, thành trong cả nước. Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh cấp quốc gia đạt 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 09 giải Ba và 11 giải Khuyến khích. Thi Tài năng Tiếng Anh cấp quốc gia 6/6 học sinh tham gia đoạt giải (01 Ba, 05 Khuyến khích); thi giải Toán qua mạng Internet cấp quốc gia lớp 9, 11 đoạt 18 giải (09 Vàng, 07 Bạc, 02 đồng); thi Olympic Tiếng Anh cấp quốc gia lớp 9, 11 đạt 10 giải (02 Bạc, 04 Đồng, 04 Khuyến khích).
Vinh danh nhà giáo và học sinh đã có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2016

Năm 2017, tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tỉnh Điện Biên đạt 22 giải, trong đó có 4 giải Nhì, 8 giải Ba và 10 giải Khuyến khích, xếp thứ 37/69 đơn vị đăng ký dự thi và thứ 2/7 tỉnh thuộc Cụm thi đua số 1 về số lượng giải, xếp thứ 36/69 đơn vị đăng ký dự thi về chất lượng giải. Tham dự Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2016-2017 khu vực phía Bắc có 06/06 dự án tham gia dự thi đạt giải với 01 giải Nhất lĩnh vực và giải Nhì toàn cuộc, 01 giải khuyến khích, 05 giải của các nhà tài trợ. Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn của tỉnh nhiều năm liền thuộc nhóm 100 trường THPT có chất lượng tuyển sinh đại học cao nhất cả nước.

10. Thực hiện dạy tiếng dân tộc cho học sinh và công chức, viên chức

Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Thái, Mông góp phần rèn luyện tư duy, hỗ trợ học tập tốt hơn môn tiếng Việt, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của hai dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh phổ thông giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Giai đoạn 2011-2013, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đào tạo 78 giáo viên dạy tiếng Thái và 77 giáo viên dạy tiếng Mông. Từ năm học 2013-2014 đến nay, toàn tỉnh có 6.772 học sinh hoàn thành chương trình tiếng Thái, tiếng Mông cấp tiểu học. Năm học 2016-2017, tiếp tục thực hiện dạy tiếng Thái và tiếng Mông tại 56 trường tiểu học với 283 lớp và 6.392 học sinh lớp 3,4,5; 17 trường THCS với 170 lớp và 5.807 học sinh.

Nâng cao trình độ tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức, từ năm 2013 đến năm 2016, các trung tâm GDTX cấp huyện, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mông, Thái cho 7.540 công chức, viên chức, lực lượng vũ trang./.

Tác giả: Mai Hương - Văn phòng Sở

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập262
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm238
  • Hôm nay45,136
  • Tháng hiện tại566,987
  • Tổng lượt truy cập67,291,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi