cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Thanh tra Sở: Mô hình trường học mới Việt Nam

Thứ ba - 30/08/2016 22:15
Mô hình trường học mới Việt Nam được triển khai từ tháng 01/2013 đến 31/5/2016 tại 1447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của nhà trường và lớp học đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện.
1. Mô hình trường học mới Việt Nam được triển khai từ tháng 01/2013 đến 31/5/2016 tại 1447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện đổi mới phương thức hoạt động của nhà trường và lớp học đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện.

1.1. Tháng 5 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng kết Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam, kết quả của Dự án đã được khẳng định với các nội dung đổi mới sau:

a) Về phương pháp dạy học:

Giáo viên biết cách hướng dẫn học sinh hoạt động: học cá nhân, học theo nhóm, đồng thời theo dõi, giám sát, đánh giá, hỗ trợ đến từng học sinh; biết tổ chức một môi trường tích cực, cởi mở để đảm bảo học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới; tận dụng khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống; hỗ trợ học sinh tự học từng bước thông qua các hoạt động, việc làm cụ thể diễn ra liên tiếp; khuyến khích học sinh có sáng kiến và sáng tạo; hỗ trợ  phát huy tối đa khả năng của từng học sinh trong quá trình học tập.

 Học sinh biết tự học cá nhân; làm việc trong nhóm theo tài liệu Hướng dẫn học và của thầy cô. Học sinh chủ động trong các hoạt động học, có nhiều ý kiến đề xuất với thầy cô giáo trong việc tìm tòi lĩnh hội kiến thức. Học sinh hứng thú với cách học mới và có kết quả học tập vững chắc. Học sinh yếu được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để tiến kịp các bạn.

b) Về tổ chức lớp học: Mỗi lớp thành lập hội đồng tự quản của học sinh, cho học sinh và vì học sinh. Dưới sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên, cha mẹ, học sinh đã biết tự quản các hoạt động của cá nhân và tập thể: chủ động tự xây dựng và tổ chức thưc hiện kế hoạch của hội đồng tự quản như: kế hoạch hoạt động học tập, kế hoach của ban văn nghệ; kế hoạch của ban đời sống; kế hoạch của ban đối ngoại. Các hoạt động do học sinh tự quản tạo ra không khí dân chủ, chia sẻ, hợp tác, tôn trọng nhau, vui vẻ, tự tin, năng động, có trách nhiệm với tập thể và cá nhân mình, biết giúp đỡ lẫn nhau hơn.

c) Về sự tham gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng: cộng đồng, cha mẹ học sinh không chỉ xây dựng môi trường giáo dục trong gia đình và xã hội, đóng góp các nguồn lực đảm bảo hoạt động giáo dục con em đạt chất lượng; mà còn trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ con em thực hiện hoạt động học. Cha mẹ học sinh được đến trường tiểu học để quan sát hoạt động học tập của con em trong lớp học ở mô hình. Việc nhà trường, cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt động giáo dục trực tiếp, thường xuyên, toàn diện là một trong những đổi mới của mô hình Trường học mới.

d) Về sinh hoạt chuyên môn (SHCM): Các nhà trường đã đưa SHCM trở thành hoạt động thường xuyên, bước đầu có chất lượng. Thông qua SHCM, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn và có giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn; nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học; tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập, giúp đỡ nhau giữa cán bộ quản lí và giáo viên, giữa giáo viên và giáo viên, giữa các tổ, khối chuyên môn trong trường và giữa các trường tiểu học và tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục tiểu học.

đ) Về các hoạt động quản lí nhà trường: Các trường tiểu học bước đầu thực hiện
 đổi mới quản lí có hiệu quả, cụ thể như phân cấp, giao quyền tự chủ cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong dạy học và thực hiện kế hoạch; giảm bớt quản lí hành chính, chú trọng quản lý theo chất lượng công việc.
 
Hình ảnh minh hoạ
 
1.2. Năm học 2015-2016, ngoài 1.447 trường thuộc Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam, toàn quốc có 2.730 trường tiểu học tự nguyện áp dụng toàn phần mô hình VNEN, nâng tổng số trường tiểu học thực hiện toàn phần mô hình trường học mới là 4.177 trường.

Các thành công, kinh nghiệm của mô hình cũng đã từng bước được nhân ra trong cả hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Ví dụ: đổi mới đánh giá học sinh hướng vào việc động viên giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời vì sự tiến bộ của học sinh đã được thể chế bằng Thông tư 30; ở nhiều nơi, các trường tiểu học, trường trung học đã đổi mới không gian lớp học, xây dựng tủ sách lớp học, tăng cường hoạt động tự chủ, rèn luyện kĩ năng sống của học sinh, mời cha mẹ học sinh đến trường tìm hiểu và cùng hoạt động giúp con em học tập… Những đổi mới đó đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét chuyển thành các quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học nhằm đáp ứng đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Bộ tài liệu Hướng dẫn học của mô hình sẽ được chỉnh lí, hoàn thiện để trở thành một trong những bộ sách giáo khoa phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng chính thức từ năm học 2018 – 2019, phù hợp chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13  ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội.

2. Để kết quả, kinh nghiệm của mô hình trường học mới được tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng, góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm tiếp theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện một số công việc sau:

2.1. Hướng dẫn các trường tiểu học đang thực hiện mô hình, kể cả các trường thuộc dự án và không thuộc dự án, áp dụng toàn bộ hoặc từng phần mô hình, đánh giá kết quả, tổng kết các kinh nghiệm thực hiện; tiếp tục tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội cùng tham gia; đề xuất, kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục và chính quyền về các biện pháp để làm tốt hơn, nhân rộng hơn. Việc đánh giá cần thực hiện theo từng trường, phòng, sở.

2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn các trường tiểu học, các phòng giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai mô hình từ năm học 2016 – 2017 theo tinh thần không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện; tất cả các trường đã triển khai đều duy trì và mở rộng số lớp áp dụng; từng bước có thêm nhiều trường tự nguyện triển khai áp dụng; tất cả các lớp, các trường đã triển khai áp dụng đều thành công. Một số lưu ý là:

a) Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, tham quan về mô hình; tuyên truyền cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, HS, cha mẹ HS và cộng đồng xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu, nội dung, phương thức và hiệu quả của việc triển khai mô hình, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng xã hội trong việc triển khai thực hiện mô hình.

b) Đánh giá, bổ sung về điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, bàn ghế, tài liệu Hướng dẫn học, thiết bị dạy học… tập huấn đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên để xây dựng kế hoạch thích hợp thực hiện mô hình về số lớp, số trường triển khai, toàn phần hoặc từng phần (đổi mới tổ chức không gian lớp học, chỉ đạo hoạt động tự quản của học sinh, thư viện lớp học, phương pháp dạy học, sinh hoạt chuyên môn, sự phối hợp tham gia của cộng đồng...).

c) Thực hiện nhiều giải pháp để học sinh đủ sách học như: hướng dẫn học sinh mượn Tài liệu hướng dẫn học đã có ở thư viện hoặc của anh chị để lại; huy động nguồn xã hội hóa; tổ chức tủ sách dùng chung của nhà trường, mua sách mới, mua lại sách cũ và tổ chức cho học sinh thuê hoặc mượn sách, quan tâm hỗ trợ học sinh diện chính sách, diện có hoàn cảnh khó khăn.

d) Tăng cường và đổi mới tập huấn, sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, trường, cụm trường, huyện, tỉnh cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về triển khai thực hiện mô hình.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn triển khai đổi mới dạy học lớp 1  nhằm đồng bộ và tạo thuận lợi việc áp dụng mô hình từ năm học 2016 – 2017./.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,165
  • Máy chủ tìm kiếm921
  • Khách viếng thăm244
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại912,040
  • Tổng lượt truy cập67,636,129
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi