GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn dạy cho các em kỹ năng sống ( Ảnh: báo giáo dục thời đại)
I. Đối với phòng giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chỉ đạo; văn bản thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách trường học...
2. Ban hành các văn bản, hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015-2016; phê duyệt, quản lý việc xây dựng phân phối chương trình (kế hoạch dạy học) năm học của các trường THCS, các trường THCS tham gia mô hình trường học mới
3. Quy mô số trường, lớp, tỷ lệ học sinh/lớp, của cấp học (tăng giảm so với năm học 2014-2015). Tổng số cán bộ giáo viên theo cấp học (thừa, thiếu); số lượng học sinh huy động so với năm học trước và so với kế hoạch được giao
4. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục; công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục; thực hiện quy chế chuyên môn; thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo
5. Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác
6. Tình hình thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, 2; phổ cập giáo dục THCS
7. Xây dựng cơ sở vật chất trường học: Số phòng học được xây dựng mới theo cấp học, những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất
II. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: Ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; kế hoạch kiểm tra nội bộ; Việc thực hiện các văn bản chỉ đạo đầu năm học của Sở, của Phòng; chỉ đạo, kiểm tra, phê duyệt, quản lý việc xây dựng phân phối chương trình (kế hoạch dạy học)...
2. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:
Việc thực hiện kế hoạch chương trình giáo dục mầm non, thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
Số lớp, học sinh học 2 buổi/ngày, số học sinh ăn trưa bán trú tại trường. Việc triển khai chương trình tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục, triển khai thí điểm chương trình VNEN lớp 6 (số trường, số lớp; thuận lợi, khó khăn…), việc giảng dạy tự chọn của cấp học. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; số lớp, số học sinh học tiếng Anh bắt buộc 4 tiết/tuần, tiếng Anh tự chọn, tiếng Thái, tiếng Mông.
Việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ;
Xây dựng phân phối chương trình (kế hoạch dạy học). Triển khai thí điểm chương trình trường học mới (số trường, số lớp 6; khó khăn, thuận lợi). Triển khai đổi mới phương pháp dạy, đổi mới kiểm tra đánh theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3. Kết quả thực hiện tuyển sinh so với kế hoạch giao, tỷ lệ huy động trong công tác phổ cập; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người học; chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ
4. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác; Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
Qua kiểm tra Sở Giáo dục và Đào tạo năm bắt được tình hình các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016, kịp thời khắc phục khó khăn, gúp cở sở giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.