cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTrH – Giới thiệu tình huống sư phạm số 32 cấp THCS.

Chủ nhật - 25/08/2013 23:58
byporno.net - Tuần này Ban biên tập trân trọng giới thiệu 02 tình huống sư phạm - hai câu chuyện của các nhà giáo thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuần Giáo.
Tình huống 1: “Cần một cuộc sống tốt đẹp hơn” của nhà giáo Nguyễn Văn Khánh - trường PTDTBT THCS Mùn Chung, huyện Tuần Giáo.
Cô giáo X được phân công giảng dạy môn hướng nghiệp lớp 9. Trong tiết giảng cô có nói: Các em ạ! Các em phải cố gắng để tiếp tục học, sau này các em có đủ kiến thức thi vào đại học hoặc cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các em có thể chọn cho mình một nghề nào đó phù hợp với khả năng của mình.
Sau khi cô giáo nói vậy, bỗng nhiên có một cánh tay giơ lên:
Thưa cô! Chắc em chỉ học đến hết lớp 9 thôi, em biết em không có khả năng học lên THPT và với sức học của em thì không thể vào ngành nghề nào được nên em sẽ xây dựng gia đình sớm để có cuộc sống ổn định.

Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên
Trước tình huống đó cô giáo X vẫn tiếp tục giảng và cho rằng học sinh chưa hiểu về định hướng học tập của mình. Sau đó cô giáo sẽ gặp riêng em, cùng em chia sẻ và phân tích cho em hiểu rõ, không nhất thiết phải vào đại học mới là thành công mà có thể các em theo học bất cứ nghề nào miễn là phù hợp với khả năng của mình. Việc xây dựng gia đình sớm khi chưa có nghề nghiệp thì bản thân em sẽ không thể lo được gia đình có một cuộc sống ổn định.

Bản thân cô giáo phải luôn coi học sinh của mình là những người bạn để tạo sự chân thành và niềm tin cho các em. Học sinh đang cần một hướng đi phù hợp với năng lực sau tốt nghiệp THCS, THPT để hòa nhập với cuộc sống, với thị trường lao động vốn phong phú và phức tạp hiện nay. Học sinh cần những định hướng, những tư vấn hợp lý của thầy cô giáo và gia đình để không lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Nói một cách khác: Sau tốt nghiệp THCS, các em tiếp tục học lên THPT, sau khi tốt nghiệp THPT, khi đó các em có thể chọn học thêm hoặc chọn nghề cho phù hợp với khả năng của bản mình.

Trước tình huống trên cô giáo X có thể giải quyết cũng như phân tích luôn cho em A cũng như các bạn khác trong lớp cùng hiểu hơn và trên cơ sở của những buổi hướng nghiệp, các em có thể tiếp thu được những kiến thức cũng như kĩ thuật có thể áp dụng được vào cuộc sống hàng ngày dựa trên những thế mạnh của địa phương mà vẫn đem lại được cuộc sống ổn định khi các em không có điều kiện học cao hơn.
Tranh cổ động về phòng chống ma túy
Trong trường hợp này tôi đã cùng các em trao đổi về ước mơ nghề nghiệp sau này. Cho các em bộc lộ những sở trường vốn có của mình trong học tập, trong các công việc thường ngày. Cùng các em tìm hiểu về nhu cầu việc làm của địa phương, nhu cầu việc làm của nước ta và khu vực. Cùng các em tìm hiểu về cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập của của các ngành kỹ thuật đang là thế mạnh của người lao động. Qua đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò và vị trí của người lao động trong xã hội. Đưa ra những trường hợp cụ thể về những người lao động đã thành danh và tự mình kiếm sống bằng nghề đã học được. Cho các em nêu ra những trường hợp ở địa phương mình đã học nghề và trở về quê hương xây dựng kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, những đóng góp của họ cho gia đình, cho địa phương từ đó kính thích sự ham muốn tìm tòi, học hỏi để sau này trở thành những người lao động có ích. Cho các em nêu ra thực trạng về lao động không được đào tạo ở địa phương, những công việc mà họ đang làm, thu nhập của bản thân, sự đóng góp của họ cho gia đình và xã hội, những tệ nạn xã hội thường gặp khi tham gia tìm kiếm việc làm và lao động ở ngoài. Những vấn đề mà bản thân, gia đình và xã hội phải đối mặt khi giải quyết những hậu quả do người lao động không có nghề nghiệp ổn định gây ra. Khơi dậy trong các em niềm say mê lao động, cho các em thấy lao động là sáng tạo, không định kiến với những người lao động chân tay, những người làm công nhân, có cái nhìn nghiêm túc hơn về nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, tránh mơ hồ, ảo tưởng.

Và với học sinh ở những vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu; học sinh đến trường đã là niềm động viên lớn nhất đối với các thầy cô trực tiếp giảng dạy. Việc định hướng nghề cho các em sau khi tốt nghiệp THCS là điều rất quan trọng và rất cần thiết nhưng còn khó khăn hơn rất nhiều, vì các em bị ảnh hưởng bởi những tập quán lạc hậu, cổ hủ; gia đình đông con dẫn đến cuộc sống nghèo nàn, một số cha mẹ các em thúc ép con mình phải xây dựng gia đình để có thêm nhân lực lao động trong gia đình vì không có người làm. Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta cần quan tâm hơn nữa để cho các em có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
 
Tình huống 2: “Bầu lại lớp trưởng” của các nhà giáo Nguyễn Trung Dũng - trường THCS Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Trong giờ sinh hoạt lớp tại lớp 9A1 tuần thứ 6, sau khi lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần của lớp, tôi hỏi lớp em nào có ý kiến bổ sung thì bên dưới có cánh tay của Tuấn giơ lên. Tôi liền mời Tuấn đứng dạy trình bày, Tuấn liền nói:
Em có ý kiến đề nghị thầy thay bạn lớp trưởng ạ.
Tôi đang ngỡ ngàng chưa hiểu có chuyện gì thì Minh đứng dạy nói tiếp:
Thưa thầy nhiều bạn trong lớp mình cũng không thích bạn Liên làm lớp trưởng đâu ạ.
Tôi nhìn cả lớp và hỏi lại Tuấn tại sao đầu năm các em bầu bạn Liên làm lớp trưởng bây giờ lại muốn thay bạn khác? Tuấn liền nói:
Trước kia bọn em thấy bạn Liên học giỏi lại mới từ trường thị trấn chuyển về nên nghĩ bạn ấy sẽ là một bạn lớp trưởng tốt, nhưng khi bạn được làm lớp trưởng thì hôm nào cũng quát mắng chúng em, bạn ấy còn thiên vị nữa ạ. Tôi nhìn Liên và hỏi:
Bạn Tuấn nói vậy em có ý kiến gì không?
Liên trả lời: Thưa thầy bạn Tuấn không thích em nên nói vậy thôi.

Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên
Tôi nghĩ với trường hợp này cần phải tìm hiểu kĩ hơn chứ không nên quyết định vội vàng bầu lại hoặc không bầu lại lớp trưởng, vì nếu bầu lại ngay thì Liên sẽ bị sốc, xấu hổ và tự ái với các bạn trong lớp mà đặc biệt Liên lại là học sinh dân tộc Mông. Còn không bầu lại thì Tuấn và Minh sẽ ấm ức trong lòng. Tôi nói các em trật tự việc lớp ta có bầu lại lớp trưởng hay không tiết sinh hoạt tuần 7 thầy sẽ quyết định, bây giờ lớp ta chuyển sang công việc khác.

Sang tuần học kế tiếp vào thứ 2 tôi gặp riêng lớp phó học tập và hỏi: Em thấy bạn Liên làm lớp trưởng thế nào? Thái độ của các bạn trong lớp ra sao? Em hãy tâm sự thật với thầy.
Thưa thầy các bạn không thích Liên mấy, vì Liên hay nóng tính và hay quát mắng các bạn, đôi khi có lời nói hơi quá khi các bạn mắc lỗi.
 
Trường học vùng cao huyện Điện Biên Đông
Cũng câu hỏi đó tôi gặp riêng các tổ trưởng để hỏi tiếp và cùng nhận được những câu trả lời tương tự. Tôi thầm nghĩ sẽ phải bầu lại lớp trưởng. Cuối buổi học hôm đó tôi gặp riêng Liên và nói: Thầy rất quý và tin tưởng ở em vì em là một học sinh ngoan và học giỏi nhưng làm lớp trưởng không chỉ cần học tốt mà còn phải có tấm lòng yêu mến, đồng cảm đôi khi phải đặt vị trí của mình vào vị trí của các bạn, phải giúp các bạn cùng tiến bộ. Nhiều lúc các bạn làm sai em nên tìm hiểu kĩ và nhắc nhở nhẹ nhàng có khi cần tâm sự riêng động viên các bạn sửa lỗi lầm của mình chứ không nên quát mắng các bạn, có việc gì khó thì phải nói với thầy để thầy giải quyết. Thầy sẽ cho em hai tuần để lấy lại lòng tin từ các bạn trong lớp. Nếu mọi sự tốt đẹp thì em đã chiến thắng còn không thầy sẽ cho cả lớp bầu lại lớp trưởng, khi đó em cũng đừng buồn. Liên nhìn tôi và nói: Vâng ạ!

Sau hơn một tuần trôi qua tôi thấy các bạn trong lớp đã gần gũi với Liên hơn. Đên giờ sinh hoạt tuần 7 tôi hỏi cả lớp:
Lớp ta có phải bầu lại lớp trưởng không?

Tuấn đứng dậy: Thưa thầy không cần phải bầu lại đâu ạ. Và nhiều học sinh khác cũng nói để bạn Liên làm thôi ạ.
Tôi hỏi bạn lớp phó ý kiến của em thế nào?
Thưa thầy để bạn Liên tiếp tục làm ạ.
Tôi nói nếu cả lớp đồng ý thì hãy cho một tràng pháo tay. Những tràng pháo tay vang lên làm cho tôi như nhẹ đi gánh nặng hơn tuần qua tôi thầm nghĩ sau sự việc này chắc chắn lớp tôi sẽ luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.

Với tình huống trên của tôi chắc các bạn sẽ có những cách xử lí khác nhau. Trong trường hợp này tôi đã chọn giải pháp trên vì: Nếu tôi không tìm hiểu kĩ sự việc, không gặp riêng Liên để nói chuyện mà cho học sinh bầu ngay lớp trưởng thì sẽ làm cho Liên bị sốc và có ý nghĩ thầy chỉ tin các bạn mà không tin mình và có hành động dại dột. Và đặc biệt Liên là người dân tộc Mông có lòng tự ái rất cao, trong nhiều trường hợp vì tính tự ái mà các em đã ăn lá ngón tự tử. Chính vì vậy tôi đã chọn cách xử lí trên để giúp Liên sửa lại cách làm việc của mình để hòa đồng với các bạn trong lớp và vẫn tiếp tục làm lớp trưởng.
                
Tổng hợp: Tạ Xuân Chính – Chuyên viên phòng Giáo dục trung học. 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập261
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay26,107
  • Tháng hiện tại26,107
  • Tổng lượt truy cập68,056,966
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi