cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTH – Mường Ảng tập trung nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt theo Mô hình trường học mới Việt Nam

Thứ tư - 15/03/2017 22:52
Năm học 2012 - 2013, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Ảng đã triển khai áp dụng dạy học theo Mô hình trường học mới tại 05 trường tiểu học trên địa bàn huyện. Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt các thầy cô giáo đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục & Đào tạo, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học huyện Mường Ảng đã chủ động nghiên cứu điều chỉnh tài liệu, áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo Mô hình trường học mới.
Xác định Tiếng Việt là môn học nền tảng ở cấp tiểu học, phòng Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng triển khai tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường tiếng Việt cho học sinh, nhân rộng những tiết dạy hay... giúp giáo viên hiểu chắc, hiểu sâu về cách thức tổ chức dạy học theo từng dạng bài từ đó giúp cho các thầy cô giáo thực hiện tốt việc dạy; học sinh có thêm vốn từ tiếng Việt để học tốt hơn môn tiếng Việt và các môn học khác.


Hàng năm phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề cấp huyện, cấp cụm trường và cấp trường. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, các thầy cô giáo đã được tham gia dự giờ các tiết dạy minh họa của giáo viên sau đó rút kinh nghiệm, giao lưu học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách rèn học sinh... Từ đó mỗi giáo viên lựa chọn và áp dụng một cách linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình dạy.

Các trường tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm hay, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong dạy học môn Tiếng Việt ở các dạng bài.

Trong các tiết dạy môn tiếng Việt giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm các hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm luôn đảm bảo quy trình làm việc từ cá nhân đến cặp đôi tiếp theo đến nhóm và cuối cùng là báo cáo (giáo viên kiểm tra chốt lại kiến thức). Quy trình này đảm bảo tất cả học sinh đều được trải nghiệm và tự đưa ra ý kiến cá nhân; trao đổi, thảo luận tháo gỡ những khó khăn, thống nhất ý kiến trong cặp, trong nhóm.

Trong mỗi hoạt động, giáo viên sát sao tới từng học sinh, đặc biệt thường xuyên quan tâm, giúp đỡ những em còn hạn chế, thường gặp khó khăn trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ bài học. Giáo viên nhận xét thường xuyên, cụ thể việc học sinh đã làm được và việc chưa làm được từ đó đưa ra biện pháp khắc phục trong thời gian tới với những lời động viên, khuyến khích các em. Nhân rộng mô hình “đôi bạn cùng tiến” đó là giao cho những học sinh học tốt hơn kèm cặp, giúp đỡ những bạn còn hạn chế, thường gặp khó khăn trong các hoạt động.


 
Một tiết dạy tiếng Việt hay, hiệu quả không thể thiếu học sinh hoạt động tích cực, sôi nổi và biết cách làm việc. Muốn làm được điều đó người giáo viên biết rèn và hướng dẫn Ban học tập nắm chắc nhiệm vụ, biết cách điều hành các nhóm và biết cách tương tác với các nhóm trong các hoạt động chung; các nhóm trưởng biết cách điều hành nhóm hoạt động như biết cách giao nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc, tương tác, điều hành thảo luận với các thành viên trong nhóm và có khả năng tổng hợp, báo cáo kết quả của nhóm trước lớp hoặc trước giáo viên. Một kinh nghiệm hay về dạy học theo Mô hình trường học mới đặc biệt là dạy môn Tiếng Việt đó là giáo viên tổ chức cho học sinh luân phiên trong điều hành nhóm, như vậy mỗi em đều có cơ hội thể hiện các kĩ năng trước nhóm, trước lớp.

Huyện Mường Ảng có trên 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, đa số các em vốn tiếng Việt còn rất hạn chế, như vậy muốn các em học tốt môn tiếng Việt không còn cách nào khác là phải tăng cường tiếng Việt cho các em. Tăng cường tiếng Việt thông qua các buổi giao lưu tiếng Việt hàng tháng, qua các trò chơi học tập, qua các tiết học, chẳng hạn như khi các em trả lời câu hỏi chưa đủ thành phần câu, sử dụng từ ngữ chưa phù hợp giáo viên hướng dẫn học sinh chỉnh sửa ngay.

Sau khi đã triển khai khá hiệu quả tại các trường tham gia Dự án, năm học 2013-2014 phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai nhân rộng tại 11 trường tiểu học, năm học 2014-2015 các trường trong toàn huyện đã đồng loạt triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam. Đến nay các trường đã áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam một cách linh hoạt, có hiệu quả và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả học môn tiếng Việt của học sinh được nâng lên rõ rệt được thể hiện ở các nội dung sau: tốc độ đọc nhanh hơn, kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt hơn, sử dụng từ ngữ chuẩn xác hơn... đặc biệt một số em tự tin, chủ động hơn khi đưa ra ý kiến của bản thân và trong giao tiếp. Kết thúc học kỳ I năm học 2016-2017 có 5.100/5.184 học sinh được đánh giá Hoàn thành môn Tiếng Việt đạt 98,4%.

 Từ những thành công trên, chúng tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học môn Tiếng Việt theo Mô hình trường học mới nói riêng thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm là rất quan trọng, đồng thời các nhà quản lý giáo dục phải tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề của tổ, khối, cụm linh hoạt đa dạng phương pháp trong tổ chức hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Bên cạnh đó cần phải làm tốt công tác tuyên truyền tới chính quyền địa phương, người dân cùng tham gia xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh. Chúng tôi tin rằng với Kế hoạch thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh năm 2017 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành, các trường tiểu học sẽ tiếp tục triển khai thành công Mô hình trường học mới Việt Nam. 

Tác giả: Vũ Duy Hội - Phòng GD&ĐT huyện Mường Ảng

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,265
  • Máy chủ tìm kiếm1,078
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay30,986
  • Tháng hiện tại597,250
  • Tổng lượt truy cập67,321,339
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi