Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Thực hiện Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các đơn vị chú trọng dạy học phân hóa đối tượng trong các tiết học, giúp học sinh đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học. Xây dựng cơ sở vật chất để học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số được học 2 buổi/ngày; tổ chức dạy tăng thêm từ 2 đến 3 buổi/tuần đối với học sinh các khối lớp 2,3,4,5. Tại các lớp có nhiều học sinh dân tộc, nhà trường điều chỉnh thời gian dạy học thích hợp các môn học để học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng. Tuyên truyền vận động học sinh khuyết tật ra lớp với phương châm giáo dục bình đẳng như mọi trẻ em khác dưới hình thức học tập hòa nhập; không phân biệt, kỳ thị với trẻ khuyết tật. Trong năm học này, đã huy động được 793/1141 trẻ khuyết tật ra lớp, đạt tỉ lệ 69,5%, tăng 10,2% so với năm học trước. Có 588/793 học sinh khuyết tật được đánh giá xếp loại dựa vào sự tiến bộ (số còn lại 205 học sinh được đánh giá xếp loại như học sinh bình thường). Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại các điểm trường lẻ, học sinh lớp 3, 4, 5 tại các điểm trường được về ở nội trú, tham gia học tập tại trường trung tâm có điều kiện tốt hơn. Đến nay cấp tiểu học chỉ còn 8.275/38.491 học sinh lớp 3, 4, 5 học ở điểm trường lẻ, tỉ lệ 21,5%,
Toàn tỉnh hiện có 70/176 trường PTDTBT Tiểu học, chiếm tỉ lệ 37,8%. Mô hình trường học bán trú đã tác động tích cực trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần; tạo điều kiện cho các em được tham gia học tập hiệu quả, rút ngắn khoảng cách giữa các trường vùng thuận lợi với các trường vùng khó khăn. Các trường PTDTBT trên địa bàn tổ chức các mô hình tăng gia, sản xuất nhằm cải thiện đời sống cho học sinh. Kế hoạch tổ chức sinh hoạt nội trú được các trường xây dựng cụ thể. Học sinh ở nội trú được tham gia các hoạt động ngoại khóa, được giáo dục kỹ năng sống thường xuyên, năng lực tự học, tự quản, tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác được nâng lên đáng kể.
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, Tin học, đặc biệt là Tiếng Anh
Năm học 2016-2017, thực hiện Chương trình tiếng Anh lớp 3, 4, 5 bắt buộc (4 tiết/tuần) tại 10/10 huyện, thị, thành phố; 88/125 trường có phòng học Ngoại ngữ riêng đạt tỷ lệ 70,4%. Chất lượng học tập của học sinh đối môn Tiếng Anh được nâng lên đáng kể, tỉ lệ Hoàn thành tốt và Hoàn thành đạt 99,7%, chưa hoàn thành 0,3%. Năm học học này cấp tiểu học có 158 giáo viên môn Tiếng Anh, tăng 30 giáo viên so với năm học trước. Giáo viên đạt trình độ từ B1 trở lên là 148 người, đạt tỉ lệ 93,7%, trong đó có 101 giáo viên đạt trình độ B2, tỉ lệ 63,9%, 4 giáo viên đạt trình độ C1, tỉ lệ 2,5%.
Các trường dạy tự chọn Tin học tại 107 trường, 918 lớp với 22.477 học sinh, tỷ lệ 58,2%; tăng 414 lớp với 3.629 học sinh so với năm học trước. Tổng số giáo viên Tin học là 102 giáo viên, trong đó: Giáo viên có trình độ Đại học 25 người, tỉ lệ 24,5%, Cao đẳng 69 người, tỉ lệ 67,6%. Các thầy cô giáo dạy tiêng Anh, Tin học được tham gia sinh hoạt chuyên đề cấp cụm trường, cấp huyện, được tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Các trường được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng dạy học Tin học trong các nhà trường.
Giờ học Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ
Xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, an toàn; chú trọng giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học
Các trường làm tốt công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trạm y tế, công an xã, phường, thị trấn, các tổ chức trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt các quy định về an toàn trường học, xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông; phòng chống cháy, nổ; các hiểm họa thiên tai; dịch bệnh; ngộ độc thực phẩm,... Các trường PTDTBT và trường tổ chức ăn trưa bán trú thực hiện tốt quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu trữ mẫu thức ăn hàng ngày, không sử dụng lương thực, thực phẩm kém chất lượng.
Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực hiện dạy lồng ghép giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, ngoại khóa, câu lạc bộ phù hợp với điều kiện của các nhà trường. Tích cực xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, xây dựng mô hình sân trường thân thiện, tăng cường trồng cây bóng mát, bồn hoa, thảm cỏ, bổ sung các thiết bị vận động, tạo không gian vui chơi lành mạnh, an toàn cho học sinh.
Thực hiện theo dõi sức khỏe học sinh được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. 100% các trường tiểu học lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh, thực hiện kiểm tra sức khỏe đầu năm học, đo chiều cao, cân nặng, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống,... Các trường phối hợp với trạm y tế xã, phường tổ chức tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh, chăm sóc răng miệng và khám sức khỏe định kì cho học sinh 2 lần/năm.
Biên soạn, thẩm định, đăng tải 50 bài giảng điện tử e-Learning tiếng Thái, tiếng Mông cấp tiểu học
Việc triển khai dạy học tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc học sinh dân tộc Mông tại các nhà trường đã giúp các em có những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, góp phần rèn luyện tư duy, hỗ trợ để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Thông qua việc học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, các em đã có những hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa, phong tục tập quán dân tộc, từ đó có những định hướng về nhân cách, tự nguyện đóng góp công sức vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Với mục tiêu đưa tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái, dân tộc Mông đến với đông đảo học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Sở đã huy động giáo viên dạy tiếng Thái, tiếng Mông có năng lực chuyên môn, đam mê công nghệ thông tin đang giảng dạy tại các trường tiểu học biên soạn và thẩm định các bài giảng điện tử e-Learning. Tính đến cuối năm học 2016-2017, đã biên soạn, thẩm định và đăng tải được 40 bài giảng điện tử tiếng Thái, 10 bài giảng điện tử tiếng Mông trên trang Website của Ngành tại các địa chỉ: byporno.net/bai-giang-elearning/Bai-giang-tieng-Thai và byporno.net/bai-giang-elearning/Bai-giang-tieng-Mong.
Trang bìa một bài giảng điện tử e-Learning tiếng Thái năm 2017
Các bài giảng điện tử e-Learning được biên soạn, thẩm định, đăng tải đã nhận được sự quan tâm không chỉ của học sinh, phụ huynh. Với lợi thế không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, chỉ cần có máy tính, điện thoại thông minh kết nối Internet người học có thể học mọi nơi, mọi lúc. Với lợi thế đó, các bài giảng điện tử e-Learning tiếng Thái, tiếng Mông đã đi con đường rất riêng, có sức lan tỏa lớn, đem lại những hiểu quả thực chất trong triển khai thực hiện Đề án của tỉnh.
Tăng cường, sử dụng hiệu quả CSVC, TBDH; ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục
Cơ sở vật chất trường lớp được củng cố, đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ phục vụ dạy học. Năm học học này, cấp Tiểu học có 5.989 phòng học, phòng chức năng và khối phòng phục vụ hành chính trong đó: 3.378 phòng học văn hóa, 330 phòng chức năng, 43 phòng giáo dục nghệ thuật, 25 phòng giáo dục thể chất, 37 phòng âm nhạc, 29 phòng Mĩ thuật, 88 phòng Ngoại ngữ, 123 phòng Tin học, 55 phòng hỗ trợ học sinh khuyết tật, 136 phòng thiết bị, 832 phòng hành chính, 130 phòng hội đồng, 175 phòng hiệu trưởng, 239 phòng phó hiệu trưởng, 104 phòng giáo viên, 145 phòng y tế học đường, 120 phòng bảo vệ, 6 nhà đa năng, 02 bể bơi. Có 18 trường tiểu học sử dụng bếp điện, 13 trường sử dụng bếp hơi, 14 trường sử dụng bếp ga đã góp phần tiết kiệm chất đốt từ thiên nhiên, góp phần bảo vệ rừng và môi trường sống.
Nhà đa năng do Chương trình Seqap đầu tư xây dựng tại huyện Điện Biên
Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học từ ngân sách nhà nước để mua sắm trang thiết bị, làm đồ dùng học tập; xây mới được 42 phòng học, phòng chức năng; thay thế 86 phòng học tạm bằng phòng học 3 cứng; từng bước nâng cao điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Trong năm học, cấp tiểu học đã huy động xã hội hóa được số tiền mặt trên 16,2 tỉ đồng, huy động được 6.378 ngày công, vận động nhân dân hiến 1.531 m2 đất nhằm mở rộng khuôn viên trường, lớp học. Số tiền huy động từ nguồn xã hội hóa đã được dùng để tu bổ cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan trường lớp, phòng học, phòng chức năng, nhà công vụ cho giáo viên, nhà bán trú cho học sinh.
Các trường thường xuyên ứng dụng CNTT trong sưu tầm, tuyển chọn tư liệu, xây dựng kho tư liệu chuyên môn, thiết kế bài giảng điện tử; ghi hình các hoạt động dạy học, sự kiện thể thao, giao lưu tiếng Việt, hoạt động câu lạc bộ,... Từng bước Tin học hóa công tác quản lý thiết bị, sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục giáo dục.
Với những kết quả đạt được trong năm học 2016 – 2017, hi vọng giáo dục tiểu học Điện Biên sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong những năm học tiếp theo./.