cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTH: Một số hoạt động tiêu biểu của giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên năm 2016.

Thứ ba - 03/01/2017 05:00
Năm 2016 đi qua, nhìn lại một năm với nhiều nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng dạy học của các cấp quản lí, các nhà trường; giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được sự ổn định bền vững và từng bước chuyển biến theo hướng tích cực; đóng góp vào quá trình phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp tiểu học. Nhiều hoạt động tiêu biểu của cấp học đã được ghi nhận với kết quả nổi bật, đầy tự hào góp phần làm nên những thay đổi tích cực trong các hoạt động dạy và học của toàn ngành.
1. Chương trình SEQAP góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tiểu học.

Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm học 2010-2011 với 7 huyện; 40 trường; 132 điểm trường; 703 lớp; 15.158 học sinh; trong đó có 31/40 trường thuộc xã khó khăn (75%); 12.921 học sinh dân tộc thiểu số (85,3%); 40/40 trường đều thực hiện dạy học cả ngày với 100% học sinh ở tất cả các khối lớp; tất cả các điểm trường đều được học từ 30 – 35 tiết/tuần. Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày tăng cao: năm học 2010-2011 có 3.364/5.273 (63,8%) học sinh tại 16 trường tham gia SEQAP được học 2 buổi/ngày, đến năm học 2015-2016 đã có 100% học sinh tại 40 trường SEQAP được học 2 buổi/ngày, nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày trên toàn tỉnh từ 31,4% năm 2010 lên 96,5% năm 2016.


Đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo  phát biểu
tại Hội nghị tổng kết Chương trình SEQAP giai đoạn 2010 – 2016  tỉnh Điện Biên
 
Tại Hội nghị tổng kết Chương trình SEQAP Trung ương, tỉnh Điện Biên đã có 02 tập thể và 04 cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.


Không gian xanh của trường Tiểu học Số 1 Noong Luống, huyện Điện Biên

 
2. Toàn ngành có 99 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; 69 trường tiểu học được kiểm định đánh giá ngoài

Tính đến tháng 12 năm 2016, tỉnh Điện Biên đã có 99/176 trường tiểu học thuộc 10 huyện, thị, thành phố được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (tỉ lệ 56,3%), trong đó có 87 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 12 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Số lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của các đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên 35/37 trường (94,6%); thành phố Điện Biên Phủ 7/9 trường (77,8%); Tuần Giáo 21/28 trường (75%); Mường Chà 9/17 trường (52,9%); Mường Ảng 9/13 trường (69,2%); Thị xã Mường Lay 3/5 trường (60%); Nậm Pồ  4/16 trường (25%); Điện Biên Đông 7/23 trường (30,4%); Tủa Chùa 3/16 trường (18,8%); Mường Nhé 1/12 trường (8,3%).

Năm 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm định đánh giá ngoài thêm 09 trường tiểu học thuộc huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Nhé, Thị xã Mường Lay, nâng tổng số trường tiểu học được kiểm định đánh giá ngoài lên 69 trường, trong đó: cấp độ 1: 01 trường; cấp độ 2: 19 trường; cấp độ 3: 49 trường. Đánh giá ngoài là công cụ giúp cấp quản lí nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trên cơ sở đó tư vấn các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục tại các nhà trường.

3. Thực hiện Mô hình trường học mới và Chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục

Năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì Mô hình trường học mới Việt Nam tại 68 trường và mở rộng tại 86 trường đủ điều kiện với 1.839 lớp, 40.757/51.851 học sinh lớp 2, 3, 4, 5 chiếm 78,6%. Mở rộng số trường, lớp dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục tại 126 trường, 379 lớp với 8.121/13.658 học sinh (59,5%).

Để nâng cao chất lượng dạy học, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học theo Mô hình trường học mới và Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh; tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam tỉnh Điện Biên; tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo phương pháp quan sát lớp học và sử dụng trường học kết nối; thành lập đoàn giáo viên cốt cán hỗ trợ dạy học theo Mô hình trường học mới và môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên tại các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Tủa Chùa; tiến hành khảo sát, tư vấn dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục tại các trường tiểu học thuộc thành phố Điện Biên Phủ; thực hiện dạy học phân loại phù hợp với đối tượng học sinh, áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy Mĩ thuật theo “Phương pháp Đan Mạch” vào giảng dạy; phát huy hiệu quả và những ưu điểm của Mô hình trường học mới và Chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

4. Toàn ngành có 69 trường phổ thông DTBT tiểu học

Mô hình trường PTDTBT Tiểu học không ngừng được mở rộng. Từ năm học 2012-2013 cấp tiểu học tỉnh Điện Biên mới có 26 trường, 524 lớp, 8.747 học sinh, đến năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 69 trường PTDTBT, tăng 5 trường so với năm học 2015-2016. Học sinh các trường PTDTBT tiểu học ở nội trú cả tuần tại trường là 15.701 em (23,9%). Học sinh tiểu học được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86 là 38.310 em (58,4%).

5. Phong trào xây dựng sân trường thân thiện, an toàn

Năm 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn thí điểm xây dựng sân trường thân thiện cho học sinh tiểu học, sau 05 năm thực hiện, đến nay đã có hơn 100 trường tiểu học thuộc 10 huyện, thị, thành phố đầu tư xây dựng khu vui chơi ngoài trời cho học sinh với việc huy động kinh phí từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn xã hội hóa giáo dục. Các trường tiểu học đã xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh - sạch - đẹp của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phát động CB-GV-NV và học sinh tích cực trồng, chăm sóc cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ bồn hoa trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; trồng những luốn hoa đẹp xen kẽ cây xanh. Tất cả các huyện, thị, thành phố đều xây dựng được nhiều sân trường thân thiện, tiêu biểu là huyện Điện Biên có 37/37 trường tiểu học được đầu tư xây dựng sân trường thân thiện.

Từ những sân trường thân thiện sẽ góp phần tạo nên môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng; tạo hứng thú cho học sinh trong học tập; góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học. Trong môi trường thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức sách vở, vừa được trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học.


Sân trường thân thiện ở  trường Tiểu học Pom Lót, huyện Điện Biên

 
Hi vọng từ những sân trường thân thiện sẽ tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì học sinh thân yêu.

6. Triển khai đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/TT-BGDĐT, ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngay khi Thông tư số 22 về đánh giá học sinh tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành, Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo hướng dẫn các trường tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên nghiên cứu những điểm mới của Thông tư số 22; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh về đánh giá học sinh tiểu học quy định tại Thông tư mới. Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tập huấn cho gần 400 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán cấp tiểu học về nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá, ra đề theo ma trận chuẩn kiến thức kỹ năng theo Thông tư số 22.

7. Công tác Phổ cập GDTH đúng độ tuổi

Thực hiện mực tiêu và kế hoạch phổ cập GDTH đúng độ tuổi, năm 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị tích cực phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch. Tính đến tháng 12 năm 2016: Có 130/130 (100%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi, trong đó: số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2: 128/130 (98,5%); mức độ 3: 56/130 (43%); số huyện, thị, thành phố duy trì đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2 là 10/10 (100%). Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 13.178/13.182 (99,97%). Hoàn thành chương trình tiểu học đối với trẻ 11 tuổi đạt 11.172/11.553 (96,7%).


Học sinh trường PTDTBT Tiểu học Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ hào hứng trong các hoạt động tập thể
 
8. Quy mô học sinh tiểu học năm học 2016 -2017

Tổng số trường: 176 trường, 3.140 lớp với 65.510 học sinh, đạt bình quân 20,86 học sinh/lớp; tăng 01 trường, giảm 13 lớp và tăng 915 học sinh so với năm học trước; tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,47; tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,6% (tăng 0,4% so với năm học trước). Năm học 2016-2017 có 176 trường tổ chức học 2 buổi/ngày với 2.996 lớp và 63.213/65.510 học sinh đạt 96,5% (tăng 0,2% học sinh so với năm học trước).

Học sinh khuyết tật học hòa nhập đạt 793/1.141 em, chiếm 69,5%. Thực hiện chương trình học tiếng Anh 2 tiết/tuần tại 520 lớp với 11.913 học sinh (30,8%); chương trình 4 tiết/tuần tại 509 lớp với 13.001 học sinh (33,6%), tăng 3% so với năm học trước. Thực hiện chương trình giảng dạy Tin học tại 849 lớp với 21.381 học sinh (55,3%), tăng 2.567 em so với năm học trước.

9. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp tiểu học

Năm học 2016-2017, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp tiểu học là 6.234 người, trong đó: Cán bộ quản lý 486; giáo viên 4.674 (giáo viên văn hóa 3.775; giáo viên Âm nhạc 155; Mĩ Thuật 153; Thể dục 214; Tin học 94; Tiếng Anh 145). Tổng phụ trách đội 70. Nhân viên 1004 người trong đó (Nhân viên thiết bị, thí nghiệm 206; Kế toán 172; Y tế 138; Văn thư  81; Bảo vệ 229; Cấp dưỡng 86; nhân viên khác 116). Đội ngũ giáo viên toàn ngành ổn định về số lượng, cơ cấu và chất lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên không ngừng được nâng lên (có 97,3% cán bộ quản lí và 85,2% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn).

Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tập huấn, bồi dưỡng hè cho đội ngũ giáo viên cốt cán cấp tiểu học bao gồm: 168 cốt cán chuyên môn; 36 cốt cán quản lý; 33 cốt cán môn Mĩ Thuật; 42 cốt cán dạy Tiếng Việt lớp 1 – CNGD.


Trường Tiểu học số 2 xã Nà Tấu, huyện Điện Biên

 
Dự án Tỉnh Bạn Hữu Trẻ em đã tập huấn cho hơn 300 cán bộ quản lý, giáo viên trường PTDTBT về các nội dung: Truyền thông giảm thiểu tình trạng phân biệt kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; truyền thông giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết; tự tử bằng lá ngón; tự ý bỏ học đi lao động tự do trong nước và nước ngoài; truyền thông giảm thiểu thiên tai và biến đổi khí hậu; phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em; truyền thông về bình đẳng giới. Tập huấn công tác Vệ sinh học đường – Y tế – dinh dưỡng trường học,…

10. Thực hiện Kế hoạch dạy tiếng Thái, tiếng Mông giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh phổ thông giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã trình UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 14/01/2016 thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020.

Năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo dạy tiếng Thái và tiếng Mông tại 283 lớp với 6.392 học sinh. Việc dạy tiếng Thái, tiếng Mông trong các trường tiểu học tỉnh Điện Biên đã góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Với những kết quả đã đạt được trong năm 2016, hi vọng giáo dục tiểu học Điện Biên sẽ tiếp tục phát triển vững bước hơn nữa trong những năm tiếp theo./.

Tác giả: Đào Thái Lai

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,135
  • Máy chủ tìm kiếm935
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại911,815
  • Tổng lượt truy cập67,635,904
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi