cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo “Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non”

Thứ hai - 10/10/2016 01:46
byporno.net- Ngày 06 tháng 10 năm 2016, tại thành phố Hà Nội, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức Hội thảo thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện.
Tham gia Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thúy Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện liên quan, Ủy ban văn hóa thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội, thành viên ban soạn thảo và trên 140 đại biểu đại diện cho 34 Sở Giáo dục và Đào tạo, 35 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng,…

Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận, trình bày các ý kiến đóng góp cho dự thảo Đề án Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD mầm non giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

Đề án Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD mầm non giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm tập trung nguồn lực, giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại bất cập của đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguôn nhân lực của giáo dục mầm non hiện nay.


Bà Nguyễn Thị Thúy Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo,  báo cáo đề dẫn tại hội thảo

 
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thúy Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nhấn mạnh: Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ của trẻ. Được Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, trong thời gian gần đây, GDMN đã có những bước phát triển khá toàn diện cả về quy mô trường lớp. Tỉ lệ trẻ đến trường và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo dục và nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong thời kì mới. Hiện nay, GDMN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô giáo dục, yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ và đặc biệt là yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay.
Chiến lược phát triển giáo dục mầm non giai đoạn vừa qua đã tập trung đổi mới đồng bộ các yếu tố của chương trình GDMN về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Tuy nhiên, một bộ phận đáng kể đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của xã hội. Một bộ phận giáo viên mầm non còn thiếu hiểu biết về tâm sinh lý trẻ và các kĩ năng thực hành nghề nghiệp, nhận thức về vị trí, vai trò trách nhiệm nghề chưa cao.

Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đang bộc lộ những hạn chế. Chương trình, nội dung, hình thức đào tạo chưa phù hợp, đội ngũ giảng viên sư phạm tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên mầm non phần lớn xuất phát từ các chuyên ngành khác chưa được bồi dưỡng kiến thức về GDMN. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Thêm vào đó, GDMN ở Việt Nam cần tiếp cận với xu thế của thế giới bằng cách hướng đến việc hình thành năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tương lai trên cơ sở xây dựng hệ thống chuẩn đầu ra. Chương trình đào tạo cần kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành và gắn với thực tiễn giáo dục trẻ ở trường mầm non. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên phải làm trợ giảng tại các trường mầm non 2 năm, sau đó đến một cơ quan kiểm định độc lập đánh giá, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kiểm định, sinh viên được cấp chứng chỉ hành nghề và sau đó mới đủ điều kiện làm giáo viên chính thức.

Việc đào tạo chủ yếu là hình thành năng lực nghề nghiệp ban đầu và nội dung bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng theo nhu cầu học tập của người học, được cấp chứng chỉ hành nghề sau khi kiểm tra đạt được những yêu cầu mới.

Đề án “Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD mầm non giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” dự kiến trình lên Chính phủ phê duyệt vào tháng 11/2016./.
 

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ - Phòng GDMN

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập398
  • Máy chủ tìm kiếm245
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay39,029
  • Tháng hiện tại1,254,917
  • Tổng lượt truy cập67,979,006
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi