cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

CNTT&NCKH – Trang văn học nhà trường - số 4: Truyện ngắn Cánh sao rừng

Thứ năm - 13/06/2013 20:41
byporno.net – Điện Biên với trên 13 nghìn nhà giáo và trên 120 nghìn học sinh phổ thông, sinh viên các trường chuyên nghiệp, trong đó có nhiều nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu văn học nghệ thuật và có năng lực sáng tác với nhiều tác phẩm đoạt giải, đăng tải trên các báo và tạp chí trong và ngoài tỉnh, nhiều tác phẩm đã được xuất bản và nhận được sự mến mộ của công chúng.
Từ tháng 2 năm 2013 Ban biên tập website trân trọng mở chuyên mục mới – Trang văn học nhà trường đăng tải các bài viết, những sáng tác của thầy trò các nhà trường gồm các thể loại: thơ, tản văn, văn xuôi, nhạc, họa, …mỗi tháng có từ một đến hai số. Trân trọng giới thiệu và mong nhận được sự cộng tác của các nhà giáo, các em học sinh sinh viên cùng bạn đọc. Cảm ơn các tác giả đã gửi bài về chuyên mục.

Trang văn học nhà trường số 4 đăng truyện ngắn Cánh sao rừng của Bút Xanh, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên do Vũ Hữu Cương giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm và Nguyễn Hùng Cường, chuyên viên phòng CNTT&NCKH giới thiệu.
CÁNH SAO RỪNG
 
Bút Xanh – K12VS
 
Những  cánh sao rừng miệt mài rơi, đông về, vậy là những tia nắng ấm áp của mùa thu qua đi thay vào đó là cái giá rét của mùa đông. Những vạt rừng chìm khuất dưới làn sương mù dày đặc. Dạo này nó hay mơ thấy những cánh sao rừng rơi mỗi độ đông về trên miền quê sơn cước của nó.

Mùa đông, quê nó xao xác lá gianh khô vàng, những lèn đá cao toả hơi buôn buốt, mấy cái cây lưa thưa chìa ra những cành khẳng khiu, trụi lá,... Ngày còn bé, nó thích nhìn hoa sao rơi, nhưng từ khi xuống tỉnh học, ký ức chỉ còn hình ảnh khắc sâu trong tim nó... những cánh sao rừng từ tay mẹ. Nó nhớ lắm hình bóng mẹ.

Ngày bé, nó lầm lì ít nói. Bố nó là một người hà khắc, mẹ luôn luôn phải chịu những trận đòn của bố mà nguyên nhân là con ma rượu. Nó nghĩ rượu sai bảo bố nó đánh mẹ, rượu hành hạ gia đình nó vì bố chỉ đánh mẹ lúc say. Đàn ông trong cái bản nhỏ của nó ai cũng biết uống rượu. Mẹ nó cam chịu, sống lủi thủi, với những nốt bầm tím trên người, trên mặt. Nó ghét thấy cảnh bố nó uống rượu. Nó ước một ngày được đi khỏi nơi này, nhưng nó thương mẹ, thương bà nội.

Học xong cấp ba, nó thi vào một trường Cao đẳng dưới tỉnh. Con đường từ bản xuống tỉnh khá xa, phải qua bốn quả đồi, một đoạn đường rừng gần chục cây số để ra bến xe. Từ ngày nó nhập học, chỉ có bà viết thư cho nó. Những nét chữ nguệch ngoạc, sai lỗi chính tả của bà cũng làm nó ấm lòng. Nó chẳng mong những bức thư của bố, vì bố cục cằn, chỉ biết áp đặt người khác. Trên lưng nó vẫn còn lằn vết dây rừng khi nó nhảy vào can không cho bố đánh mẹ. Không bao giờ nó quên được. Chỉ có bà còn nhớ đến nó. Còn mẹ làm gì? Sao mẹ không xuống thăm nó?
Những bức thư của bà chỉ vẻn vẹn vài câu rằng nhà vẫn bình thường, nó cố gắng học tốt để mai này làm cô giáo. Bà không nhắc đến mẹ. Nó không có một thông tin nào từ mẹ. Nó nhớ mẹ vô cùng, cứ nghĩ đến cái dáng oằn lưng của mẹ mỗi khi đi đốn củi, hay làm việc nặng nó lại chảy nước mắt. Nó muốn chạy về bên mẹ, xoa bàn tay non nớt của nó lên tấm thân gầy của mẹ. Khoe với mẹ những điểm cao mà nó đạt được. Nó thèm cảm giác được mẹ xoa đầu như ngày còn nhỏ.
    

Đường về bản

 
Nó thấy bồn chồn, không thể chờ lâu hơn được nữa.. Nó quyết định về thăm nhà. Đến đầu bản, nó thấy mẹ ngồi thẫn thờ bên khe nước. Có mấy tháng xa mẹ mà nó thấy mẹ già đi nhiều quá. Tóc mẹ rối bời. Mẹ lẩm bẩm những gì không rõ, mẹ cười hay mẹ đang khóc, nó không biết nữa. Nó muốn chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Nhưng chân nó như bị chôn chặt dưới đất. Bà nội dắt tay nó đến chỗ mẹ. Bà nói cho mẹ biết nó đã về. Mẹ nhìn nó, ánh mắt man dại, ánh mắt cầu xin hay một điều gì nó không định nghĩa nổi.
 
Mẹ lúc tỉnh, lúc mê, lúc khóc, lúc cười. Bố uống rượu nhiều hơn, thân ông bán cho rượu, người chỉ như bộ xương di động. Nó xót xa. Bố cũng chẳng coi trọng sự có mặt của nó trong nhà. Công việc cả gia đình giờ đổ lên vai bà nội. Mẹ lúc tỉnh bà sai gì làm nấy, lúc phát bệnh thì đi lang thang khóc cười. Nó trở về trường bồn chồn không yên. Mẹ nhìn theo nó, mẹ lại khóc.

Thời gian sau, bà tất tả xuống trường gặp nó. Bà nói "Sao mẹ xuống thăm con mà không chịu về, đã năm ngày rồi." Mặt nó tái nhợt "Mẹ không xuống thăm con"- nó trả lời như cái máy không hồn. Bà bảo mẹ nhất định phải xuống thăm nó. Hôm ấy mẹ rất tỉnh. Mẹ bảo sẽ hái chùm sao rừng mang theo. Ai ngờ...

Bà xin phép nhà trường cho nó về tìm mẹ. Men theo những quả đồi đến đoạn đường ở bìa rừng, nó nhìn thấy những chùm sao rừng thưa thớt nơi vách đá. Vì cuối mùa nên chỉ còn sót những quả ở xa. Trên thân cây có vết gãy cành lớn. Bà bảo nó men theo vách xuống dưới chân núi. Nó hoảng hốt, mếu máo, giọng run lập cập. “Bà đừng doạ cháu”. Bà đứng lặng rồi khẽ hất tay bảo nó xuống. Mắt bà đỏ hoe.

Nằm dưới khe núi, gương mặt gầy xương của mẹ thật bình thản. Trong tay còn nắm lấy chùm sao rừng, xung quanh những quả khác vương vãi trên ngực, trên tóc mẹ. Da mẹ tím lại, trên khoé mắt giọt nước mắt cuối cùng dường như đông cứng. Nó ôm lấy thân hình đã cứng của mẹ khóc nức nở: "Mẹ đau khổ của con ơi...". Nó khóc nấc lên từng hồi. Nó thấy hối hận vì đã khen nhưng quả sao rừng ngon, để bây giờ phải đổi lấy mạng người mà nó yêu thương nhất trên cõi đời này.

Mỗi năm, cứ đến ngày giỗ mẹ nó lại đến bên vách núi phía bìa rừng thắp hương cho mẹ. Sao rừng cuối mùa, quả trĩu nặng, kèm theo đó là những cánh hoa nhỏ li ti như những ông sao nhỏ. Loại cây này lạ ở chỗ, khi quả rụng hết cũng là lúc hoa không kết trái nữa mà tàn. Những chùm sao rừng chín mọng không có người hái rơi xuống chỗ mẹ nằm. Nó khóc thật nhiều, đưa những quả sao rừng lên miệng, nó thấy chan chát nơi đầu lưỡi, sau dần để lại cuống họng vị ngọt man mát. Vậy mà khi còn bé, mỗi lúc nhận chùm sao rừng từ tay mẹ, nó ăn ngấu nghiến và vội vã nhận lấy vị ngọt của sao rừng!
 
Giới thiệu: Vũ Hữu Cương và Nguyễn Hùng Cường.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập562
  • Máy chủ tìm kiếm337
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay41,950
  • Tháng hiện tại777,382
  • Tổng lượt truy cập67,501,471
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi