cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

CĐN - Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Thứ ba - 02/07/2013 02:39
Thi đua là một biện pháp cực kỳ quan trọng để tổ chức, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, sinh thời, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến vấn đề thi đua và phong trào thi đua yêu nước.
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về thi đua

Thấy rõ tầm quan trọng của thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng nhiều phong trào thi đua như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công đối với cách mạng; phong trào “làm việc thiện” cứu giúp những người, những gia đình do hoàn cảnh đặc biệt lâm vào cảnh khó khăn, đói kém; phong trào “giết giặc lập công” để kháng chiến kiến quốc, phong trào “giúp đỡ bộ đội”; phong trào “tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”; phong trào “người tốt việc tốt”, đặc biệt  là phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt" nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Theo Người, thi đua phải trở thành một phong trào rộng khắp, liên tục trên tất cả các lĩnh vực. Hồ Chí Minh xác định: "Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, công, nông, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau" Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua. Trong thi đua cần chống các biểu hiện "đánh trống bỏ dùi", "phát mà không động", "đầu voi đuôi chuột". Người thường phê bình kiểu thi đua trống giong cờ mở, khẩu hiệu thì rất kêu xong phong trào không có.
Trong thi đua, mọi người cần có quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Theo Người, quyết tâm ví như nhựa trong cây, nếu nhựa đi từ trong cây ra cành cây thì cây xanh tốt, cành cây nào không có nhựa thì sẽ bị khô héo, không có lá, có quả. Tất cả đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, anh em bộ đội phục viên, chiến sĩ lao động, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng phải làm gương mẫu, làm đầu tàu. Phong trào thi đua phải thiết thực, hiệu quả. Phong trào thi đua làm cho người ta thay đổi thái độ đối với lao động. “Trước kia người ta cho lao động là việc nặng nề, xấu hổ. Nay lao động là sự nghiệp quang vinh, vẻ vang, vui thú và anh dũng”.


 
 Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy. Muốn đạt mục đích đó, thì nhân dân ta phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; mỗi người phải cố gắng trở thành lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động, mỗi người phải nâng cao tinh thần làm chủ nước nhà.
 
2. Công đoàn Việt Nam tổ chức thi đua yêu nước theo quan điểm Hồ Chí Minh

Vận dụng quan điểm "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất"của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã hết sức coi trọng và kiên trì phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”. Phát triển và nâng cao chất lượng các phong trào “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Thi đua phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”, “Thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp”, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, phong trào “Xanh- sạch- đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” trong các doanh nghiệp; cuộc vận động “xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” đã được tổ chức và đạt kết quả tốt…

Chú trọng xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ. Tổ chức các cuộc thi "Luyện tay nghề, thi thợ giỏi". Tổ chức các hoạt động nhân Ngày truyền thống thi đua yêu nước hàng năm, thực hiện tốt việc xét trao giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh, tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất. .

Các phong trào thi đua do công đoàn tổ chức tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi trong hoạt động công đoàn và được các cấp chính quyền, cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Trong những năm qua, Công đoàn Việt Nam tích cực thực hiện lời dạy của Người, kiên trì đẩy mạnh và duy trì phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ; phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Nam, chủ động đề xuất, phát động nhiều phong trào thi đua với tên gọi, mục tiêu, nội dung gắn liền với yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng.

Vận dụng quan điểm của Người về thi đua yêu nước, các cấp công đoàn  cần gắn các phong trào thi đua với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, hướng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện tốt Luật Thi đua, khen thưởng và Qui chế Thi đua, khen thưởng của công đoàn. Nghiên cứu, làm rõ nội dung và cách thức tổ chức thi đua, khen thưởng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, khắc phục bệnh thành tích và hình thức trong thi đua. Coi trọng việc khen thưởng thành tích với các đối tượng là cán bộ, CNVCLĐ trực tiếp sản xuất, công tác.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp công đoàn với các ngành, các địa phương trong việc chỉ đạo thi đua trên các công trình trọng điểm. Phối hợp với các cơ quan hữu quan có hình thức động viên, khen thưởng phù hợp đối với những người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có nhiều thành tích trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, quan tâm đến giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của công nhân, lao động./.

Nguồn tin: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập516
  • Máy chủ tìm kiếm368
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay24,850
  • Tháng hiện tại796,695
  • Tổng lượt truy cập67,520,784
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi