cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

CĐN-Vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác giám sát và phản biện xã hội

Thứ năm - 18/05/2017 02:53
Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Phản biện nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Trong những năm qua, công tác giám sát, phản biện được Công đoàn ngành Giáo dục xác định là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ, ngày 02/06/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Hướng dẫn Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội, hàng năm, Công đoàn ngành Giáo dục luôn quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện theo chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và quy định của Bộ Chính trị và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức thăm nắm tình hình đời sống, lao động, việc làm và phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến Cán bộ, nhà giáo và người lao động (CBNG, NLĐ) tại các cơ quan, trường học.

Từ năm 2014 đến nay, các cấp Công đoàn Giáo dục phối hợp tổ chức 116 cuộc kiểm tra, giám sát tại các cơ quan, trường học việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật đối với CBNG, NLĐ, cụ thể như: Công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội nghị người lao động; việc xây dựng các nội quy, quy chế, trích lập, sử dụng các quỹ; quy trình tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá phân loại cán bộ; việc thực hiện các quy định về nâng bậc lương, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng; việc thực hiện các chế độ, chính sách về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ tiền lương, định mức lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, công tác an toàn vệ sinh lao động…

Qua hoạt động kiểm tra, giám sát, các cấp công đoàn đã nắm tình hình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quy chế dân chủ cơ sở, nắm thực tế đời sống, lao động, việc làm; việc thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật lao động đối với CBNG, NLĐ, từ đó có ý kiến tới các cơ quan, đơn vị, trường học có biện pháp thực hiện ngày càng tốt hơn các quy định của Đảng và Nhà nước; cán bộ, nhà giáo, người lao động ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện quy chế dân chủ và các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, trường học. Việc giải quyết chế độ chính sách cho CBNG, NLĐ được các cơ quan, đơn vị, trường học quan tâm; việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội nghị người lao động ngày càng đi vào nền nếp, đúng quy định. Tỉ lệ các cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội nghị người lao động đạt 100%.

Thực hiện hoạt động phản biện xã hội, các cấp công đoàn tổ chức cho cán bộ, nhà giáo, người lao động tham gia ý kiến vào các dự thảo luật như: Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội; các văn bản dự thảo của tỉnh và các cơ quan, ban, ngành về tổ chức triển khai thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các ý kiến tham gia của các cấp công đoàn luôn sát với thực tiễn và được các cấp, các ngành chấp thuận bổ sung, sửa đổi trong các dự thảo.


Các đại biểu tham dự Hội nghị tham gia ý kiến và thảo luận
quản lý, sử dụng tài sản công

Có thể khẳng định, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của các cấp công đoàn trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc góp phần cho các cơ quan, đơn vị, trường học thực hiện ngày càng tốt hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quy chế dân chủ cơ sở; các chế độ chính sách đối với CBNG, NLĐ. Qua giám sát, phản biện xã hội, các cấp công đoàn đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, đời sống, lao động, việc làm của CBNG, NLĐ và thực tế hoạt động của các cơ quan, đơn vị, trường học tới các cấp, các ngành để từ đó có sự chỉ đạo đối với các cơ quan, đơn vị, trường học không ngừng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chế độ chính sách của CBNG, NLĐ, đồng thời điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chính sách, chương trình, kế hoạch sát với thực tiễn đời sống xã hội, bảo đảm cho các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, trường học không ngừng phát triển.
 

Đ/c Tăng Văn Tuân- Chủ tịch CĐCS Trung tâm KTTH-HN tỉnh phát biểu
tham gia vào dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản công
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của các cấp công đoàn trong những năm qua còn có những hạn chế, như: Công tác giám sát thực hiện chưa thường xuyên, công tác phản biện mới tập trung ở việc tổng hợp các ý kiến tham gia của cán bộ, nhà giáo, người lao động vào các văn bản dự thảo theo yêu cầu, chưa tổ chức được hội nghị và tổ chức đối thoại trực tiếp nên hiệu quả chưa cao.

Để hoạt động giám sát và phản biện xã hội không ngừng thực hiện đúng mục đích, trong thời gian tới, các cấp công đoàn cần tiếp tục quán triệt Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ, ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Hướng dẫn Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội, đồng thời chủ động phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của Đảng và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam./.

Tác giả: Phạm Thị Thanh Bình

Nguồn tin: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,908
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm2,667
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay44,219
  • Tháng hiện tại450,307
  • Tổng lượt truy cập67,174,396
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi