cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Thanh tra Sở: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác thanh tra giáo dục và đào tạo

Thứ hai - 17/04/2017 04:25
Thực hiện Chỉ thị số 3031/CT-BGDDT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục; Chỉ thị số 5972/CT –BGDĐT ngày 20/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác Thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh về nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2016 – 2017; Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học.
- Trong thực tiễn, lĩnh vực giáo dục và đào tạo rất rộng lớn với nhiều mặt hoạt động, nhiều chủ thể tham gia, Thanh tra không cần và không thể phủ hết mọi nhà trường cũng như mọi hoạt động của nhà trường, cần phải có trọng tâm, trọng điểm.

Thanh tra giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới hoạt động theo hướng chuyển từ thanh tra nặng về chuyên môn sang thanh tra quản lý, chuẩn hóa quy trình thanh tra mang đặc thù của ngành. Việc đổi mới này đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giúp các chủ thể thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Trước đây, thanh tra giáo dục và đào tạo làm nhiều việc nhưng chủ yếu là thanh tra toàn diện nhà trường và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên một cách lần lượt, qua đó để xếp loại, đánh giá giáo viên.

Cách làm này có một số tác dụng tốt song không phù hợp Luật Thanh tra, nhiều nơi làm hình thức, có khi tác động ngược đối với sự chủ động, sáng tạo của nhà trường và của nhà giáo. Hoạt động thanh tra cũng chỉ tập trung trong khuôn viên các trường là chính, ít chú ý đến các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài nhà trường.

- Quản lý giáo dục và đào tạo đang đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng cường phân cấp, tăng cường tự chủ cho cơ sở giáo dục và tính chủ động của giáo viên. Thanh tra giáo dục cần hướng vào việc giúp cơ sở giáo dục và các chủ thể liên quan thực hiện tự chủ đúng quy định của pháp luật. Thanh tra không can thiệp trực tiếp vào hoạt động chuyên môn của nhà trường và giáo viên.

Dưới góc độ quản lý thì mọi cơ sở giáo dục, mọi hoạt động giáo dục đều có thể nằm trong “tầm ngắm” của thanh tra. Tuy nhiên, mạng lưới cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học trong toàn quốc hiện có hàng vạn, bên cạnh đó là các chủ thể khác cũng có hoạt động liên quan đến giáo dục.

Vì vậy, thanh tra không thể và không cần phủ hết mọi nhà trường cũng như mọi hoạt động của nhà trường mà cần có trọng tâm, trọng điểm. Những quy định pháp luật, chủ trương, chính sách nào có thể có cách hiểu không thống nhất, những lĩnh vực nào dễ nẩy sinh sai sót cần được ưu tiên thanh tra. Cơ sở giáo dục nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần tập trung thanh tra.
                    Thanh tra kỳ thi THPT Quốc gia (ảnh minh họa)

- Bên cạnh đó, việc thanh tra các cơ quan quản lý giáo dục cũng cần thực hiện. Qua thanh tra để phát hiện sơ hở trong cơ chế, chính sách, kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời; phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật. Kết luận thanh tra không chỉ nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng thanh tra mà còn nhằm tác động vào cả hệ thống thông qua việc hoàn thiện cơ chế, chính sách cũng như công khai các sai phạm và biện pháp xử lý của cơ sở đã thanh tra để các cơ sở chưa thanh tra tự soi và tự điều chỉnh.

-Thực tế vừa qua, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập trung thanh tra một số vấn đề như: điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc thực hiện tự chủ của nhà trường; liên kết đào tạo; việc dạy thêm, học thêm, thu, chi của cơ sở giáo dục; thanh tra thi, tuyển sinh; thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và thực hiện chính sách đối với nhà giáo ...

Qua thanh tra đã giúp các cơ sở giáo dục nhận ra việc làm đúng, việc làm chưa đúng để điều chỉnh theo quy định. Một số thiếu sót, sai phạm đã được xử lý nghiêm. Đồng thời, qua thanh tra cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều quy định. Từ đó, nề nếp, kỷ cương trong giáo dục từng bước được nâng lên. Cách làm này đang tiếp tục được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra trong điều kiện còn hạn chế về con người cũng như một số nguồn lực khác.

- Theo phân cấp quản lý giáo dục thì hiện nay nhiều cơ quan có thẩm quyền thanh tra về giáo dục. Chính phủ đã có nghị định quy định về phân cấp quản lý giáo dục. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013  về thanh tra giáo dục đã quy định rất rõ về thẩm quyền thanh tra giáo dục và đào tạo.
         
 Năm 2017 và một số năm tiếp theo, ngành giáo dục tập trung nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế cho hoạt động thanh tra giáo dục.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò công tác thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Giáo dục đối với công tác thanh tra.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng kế hoạch và tổ chức sửa đổi, bổ sung các văn bản về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thứ tự ưu tiên; bổ sung một số chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tạo công cụ cho việc xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra và công tác viên thanh tra giáo dục. Đồng thời chuẩn hóa quy trình, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra.

Năm 2017 sẽ tập trung thanh tra các nội dung gắn với việc thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp trọng tâm của toàn ngành. Chuẩn hóa hoạt động thanh tra từ khâu chuẩn bị thanh tra, xây dựng kế hoạch thanh tra, ban hành quyết định thanh tra, xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và tổ chức hoạt động thanh tra đảm bảo theo trình tự, thủ tục quy định.

Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, thực hiện công khai kết luận thanh tra; kết hợp thanh tra với kiểm tra. Đặc biệt cần tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra bảo đảm kết luận, kiến nghị thanh tra được thực hiện trong thực tế, không để tình trạng « vạch ra nhưng để đấy ».

- Thanh tra Bộ, thanh tra sở Giáo dục và Đào tạo, thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học cần tập trung rà soát, phân loại các vụ việc tồn đọng để giải quyết dứt điểm, không để tích tụ mâu thuẫn và phát sinh các điểm nóng.

Các cơ quan thanh tra cần phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xem xét, giải quyết đơn thư, bảo đảm việc giải quyết khiếu nại tố cáo đúng thẩm quyền, đúng nội dung, đúng thời gian và quy trình quy định.

 Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra về công tác thanh tra. Thực hiện việc thanh tra lại khi cần thiết./.

Tác giả: Triệu Đình Ven

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập995
  • Máy chủ tìm kiếm835
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay43,441
  • Tháng hiện tại700,534
  • Tổng lượt truy cập67,424,623
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi