cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Đóa sen trên núi Hừa Ngài

Thứ sáu - 29/07/2022 03:10
byporno.net - “Tôi sinh ra tại Nghệ An nên bố mẹ đặt tên là Sen. Ông bà mong muốn con gái sẽ giống như loài hoa này. Hoa sen sống được thì cần phải có nước. Còn Hừa Ngài lại là vùng đất cạn. Song có lẽ, chính nghịch cảnh đã khiến tôi càng trở nên kiên cường hơn…”, cô Sen tâm sự.
 

Theo cô Sen, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên tiểu học phải có đó là tình thương yêu.
Những lớp học “chuyên cần”
Chiều tháng 6 trên xã vùng cao Hừa Ngài, huyện Mường Chà (Điện Biên) mưa tầm tã. Cánh cổng Trường PTDTBT Tiểu học Hừa Ngài đóng im lìm, vắng ngắt. Phía bên trong, khu tập thể giáo viên vẫn còn rộn ràng tiếng cười nói của một vài thầy cô.
Vừa tranh thủ sắp xếp đồ đạc, tư trang để lên đường về với gia đình, cô giáo Vũ Thị Sen (sinh năm 1987) tâm sự: “Đáng lẽ có thể về sớm hơn, nhưng chúng tôi nán lại, tranh thủ đi hết nhà học sinh để gặp gỡ phụ huynh. Vừa là để dặn dò họ chăm sóc, quản lý tốt con em trong dịp hè, hạn chế tối đa những thương tích không đáng có. Nhưng quan trọng hơn là thể hiện sự quan tâm, tạo tình cảm gắn kết thì sau vận động gì cũng dễ hơn”.
Cô Sen có tiếng ở trường do luôn “sở hữu” những lớp học chuyên cần. Lớp cô chủ nhiệm hiếm khi vắng học sinh, ngoại trừ các trường hợp ốm, đau, gia đình có việc chính đáng… Cô Sen cho rằng, mình “mát tay”, nhưng theo đồng nghiệp chia sẻ thì cô có cả bộ “bí kíp” được xây dựng, tích lũy sau nhiều năm gắn bó với địa bàn.
“Cứ mỗi địa bàn mới nhận phụ trách, tôi thường dành trọn những ngày đầu để đi hết các nhà trong bản, làm quen với từng phụ huynh, học sinh. Thời gian đầu, gần như ngày nào tôi cũng dậy từ khi gà cất tiếng gáy đầu tiên và kết thúc lúc bản làng đã chìm hẳn trong bóng tối”, cô Sen bộc bạch.
Để đảm bảo tính công bằng, mỗi năm nhà trường luân chuyển giáo viên giữa các địa bàn. Song ở bản nào cô Sen cũng thuộc từng nếp nhà. Ở đây, bà con sống rải rác, mỗi bản thường có vài chục hộ, song nhà cách nhà thậm chí lên tới cả cây số nên riêng việc đi lại đã mất nhiều thời gian và công sức. Dẫu vậy, theo cô Sen mỗi ngày nếu không thúc giục, nhiều học sinh cũng chẳng đến lớp.
Rồi mỗi lần có học sinh nghỉ học không rõ lý do, cô lại tìm đến tận nhà, tận nương nắm bắt lý do, hoàn cảnh để cùng chia sẻ, tháo gỡ. Theo cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dương, nhiều lần cô được nghe phụ huynh tâm sự rằng rất tin tưởng và yên tâm khi con, cháu học lớp cô Sen. Với người Mông không dễ gì có được lòng tin như thế.
“Trên thực tế thì năm học nào lớp cô Sen chủ nhiệm cũng luôn duy trì sĩ số tốt, có kết quả học tập, rèn luyện thuộc tốp đầu và được chọn làm điểm để xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy, vừa là Tổ trưởng chuyên môn khối 1, cô luôn sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm nên đồng nghiệp đều quý mến”, cô Dương cho hay.

8 năm tuổi xuân cô Sen không lập gia đình, dành trọn thời gian và tâm huyết cho học trò vùng cao
Dành cả tuổi xuân ở Hừa Ngài
Cô Sen tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định năm 2009. Mặc dù cầm trong tay tấm bằng giỏi, song để tìm được công việc đúng với chuyên môn, nguyện vọng ở quê ngày ấy không mấy dễ dàng. Hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Bởi vậy, ngay khi nghe bạn bè nói lên Điện Biên sẽ có nhiều cơ hội, cô đã không ngần ngại nộp hồ sơ.
Khi biết mình trúng tuyển và được phân công về giảng dạy tại Hừa Ngài, cô Sen khóc vì vui mừng. Mặc dù, những thông tin “bập bõm” đầu tiên nghe được về vùng đất này đều là khó khăn, thiếu thốn. “Cùng quê với tôi cũng có nhiều anh chị lên Điện Biên làm giáo viên rồi. Đa phần đều kể khổ, nhưng dẫu sao cũng còn hơn là học xong mà không có việc làm”, cô Sen nói.
Ngày đầu nhận công tác, cô Sen cùng bố bắt xe khách từ Nghệ An lên Điện Biên. Rồi thêm một lần xe khách từ thành phố đến huyện Mường Chà. Từ đây, 2 bố con bắt 2 chiếc xe ôm để đi xã. “Ngày ấy chưa có đường thuận lợi như bây giờ, cả chặng đi chỉ toàn thấy đá hộc. Ngồi phía sau, tôi đã cố bám chắc mà nhiều lúc tưởng bắn ra khỏi xe đến nơi. Hôm ấy cả 2 bố con ê ẩm hết người”, cô Sen nhớ lại.
Tối đầu tiên ở xã, trong ánh đèn pin lập lòe, cô thoáng thấy bố khóc. Nhưng ông vẫn động viên con gái cố gắng vượt hoàn cảnh, để có được công việc ổn định. Cô Sen bộc bạch: “Biết bố rất thương tôi, nhưng ông không muốn con gái bỏ cuộc. Với lại, lúc ấy cả bố và tôi đều nghĩ cứ ổn định công việc, có biên chế rồi sau này sẽ tính tiếp”.
Hai ngày đầu nhận công tác, cô Sen được dạy ở điểm trung tâm để làm quen. Sau đó, Ban giám hiệu phân công cô về phụ trách điểm bản San Suối (nay là San Súi). Đây gần như là điểm khó khăn nhất, cách trung tâm xã hơn 10km. Cả tuyến là đường dân sinh đất đỏ xen lẫn đá hộc. Bền bỉ mỗi ngày đầu tuần, cô dậy từ 5 giờ sáng, ăn vội bát cơm nguội cho chắc dạ rồi “cuốc bộ” lên đường. Hành trang mang theo là chiếc ba lô, chứa đủ thứ. Từ quần áo, sách vở, đến cá khô, gạo… đủ phục vụ “cắm bản” trong 1 tuần.
“Ban đầu, tôi không có xe máy, nên chủ yếu toàn đi bộ. Có ngày mưa, đường trơn trượt đi rất mệt, lại ngã lên ngã xuống. Chân tay trầy xước, quần áo, ba lô bám đầy bùn đất. Ai đó từng viết “có một nghề bụi phấn bám đầy tay” khi nhắc về giáo viên. Nhưng tôi nghĩ, đầy đủ hơn phải là “bùn đất bám đầy chân” nữa mới đúng”, cô Sen trải lòng.
Sau 3 năm công tác, cô Sen dành dụm tiền lương để mua chiếc xe máy phục vụ đi lại giữa các điểm bản và trường trung tâm. Vì tay yếu, đường khó lại không quen nên số lần ngã xe nhiều hơn đi bộ. Cô Sen sợ nhất là những cung đường dân sinh bám sườn núi, men theo vách đá.
 
Mỗi đứa trẻ vùng cao trưởng thành là niềm hạnh phúc với cô Sen

Mỗi lần qua đoạn như thế, cô xuống xe, dắt bộ. Thế nên hành trình đi bản lại thêm mệt. Song cô bảo: “Mệt quá thì vứt xe lại đó, chứ chưa lần nào tôi nghĩ mình sẽ dừng. Vì phía trước còn có học trò đang đợi, mỗi em là một cuộc đời mà tôi có thể thay đổi…”.
Sau những hành trình như vậy, cô Sen dần dạn dĩ, tự tin chạy xe trên những con đường quen thuộc. 8 năm sau ngày nhận công tác, cô đi hết các điểm bản, thuộc từng con đường. Suốt quãng thanh xuân ấy, cô Sen không lập gia đình.
Đều đặn mỗi ngày, sáng lên lớp, tối về phòng nghỉ công vụ của giáo viên. Thời gian rảnh, cô dành để xuống bản hỏi thăm cuộc sống bà con và học cách trở thành “người bản địa”. Từ việc học tiếng Mông, lên rừng lấy củi, lên nương thu hoạch lúa…
Đa phần các điểm bản ngày ấy đều chưa có điện, sóng điện thoại nên những tâm sự cứ chất chứa trong lòng ngày này sang tháng khác. Lâu lâu có dịp về trung tâm xã, cô tranh thủ gọi điện cho bố mẹ. Phần vì cảm xúc đã nguôi ngoai, lại không muốn bố mẹ thêm lo nên nội dung chính các cuộc gọi chỉ đơn giản là hỏi thăm sức khỏe và nghe động viên.
Trước thắc mắc về lý do tại sao không tìm cho mình hạnh phúc riêng, để có người bầu bạn, sẻ chia, cô Sen giãi bày: “Thật lòng mà nói thì ai mà không muốn tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mình. Từ ngày tôi vào, giáo viên trong trường hầu hết đều có gia đình. Nhiều lúc tủi thân ngồi khóc một mình. Nhưng rồi nghĩ tích cực lên thì lại thấy cũng tốt. Nhờ vậy mà suốt chặng đường ấy, tôi yên tâm dành trọn tâm huyết, thời gian, công sức cho học trò”.
ì chữ “thương”
Cô Sen tâm sự, suốt hơn chục năm qua, cũng đã vài lần thoáng xuất hiện suy nghĩ “bỏ cuộc” trong đầu. Đó là những lúc vượt vài km đường rừng đến tận nhà mà học sinh lại bỏ trốn; phụ huynh cắm lá xanh trước cửa ra điều không tiếp khách. Rồi khi ngã trầy trật trên đoạn đường tưởng đã quen. Những áp lực, buồn tủi mà không thể kết nối điện thoại với bất cứ ai, phải tự mình khóc bên ánh đèn dầu… Nhưng rồi, khát khao thay đổi cuộc đời của những đứa trẻ lấm lem, lầm lũi, sống trong nghèo khó lại “kéo” cô về thực tại.
“Học sinh ở đây lực học có phần hạn chế. Nhiều em thậm chí còn chưa thạo tiếng phổ thông thành ra giáo viên, nhất là lớp 1 hết sức vất vả. Nhưng có điều bọn trẻ rất ngoan, nghe lời cô giáo, nên mỗi lần gặp phải trường hợp dạy trước quên sau, tôi thấy thương nhiều hơn là bực”, cô Sen bộc bạch.
Theo cô Sen, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên tiểu học phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì… Bởi tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động, tinh nghịch và dễ bắt chước người lớn. Đặc biệt, học sinh người Mông lại nhút nhát, e dè, hạn chế giao tiếp.
Từ việc hiểu tâm lý chung của học sinh, cô Sen gần gũi, trò chuyện để phá bỏ “rào cản”. Rồi dựa trên điểm mạnh, yếu của từng em để có phương pháp uốn nắn, giáo dục phù hợp. “Tôi thường sắp xếp cho các em mạnh dạn ngồi cạnh những em nhút nhát. Trước tiên là để các em tự giúp đỡ, dung hòa lẫn nhau. Rồi sau mỗi giờ học, tôi lán lại trò chuyện, cô học tiếng trò, trò giao tiếp với cô. Nhiều em thấy thích thú với việc đó nên tự mở lòng với cô giáo”, cô Sen nói.
Khi không còn e ngại, bọn trẻ sẵn sàng chia sẻ với cô giáo mọi thứ. Gặp chuyện gì trong cuộc sống, các em đều tìm đến cô để kể và nhờ giúp đỡ. Khó khăn thường thấy nhất là bọn trẻ không có sách, bút, quần áo, dép… đến trường. Mỗi lần nghe vậy, cô lại tranh thủ các mối quan hệ để xin ủng hộ. Đôi lúc, cô dùng chính tiền lương của mình để mua.
Thầy giáo Nguyễn Thế Điệp, Hiệu trưởng nhà trường, nhận xét: Cô giáo Vũ Thị Sen là tấm gương tiêu biểu trong trường. Nhiều năm liền cô đạt giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, với những sáng kiến đổi mới thiết thực trong hoạt động dạy học của nhà trường. Điều đáng ghi nhận ở cô Sen là ý chí khắc phục mọi hoàn cảnh. Dù ở vai trò, nhiệm vụ nào, cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Chính bởi vậy, từ ngày vào công tác, cô Sen luôn được giao chủ nhiệm lớp 1, bởi đây là nền tảng cho các năm học tiếp sau.
Cô Vũ Thị Sen tâm sự “Mỗi lần nhìn thấy học sinh đi chân trần hoặc mùa đông mặc mỗi manh áo mỏng đến lớp, trong khi mình thì đủ đầy tôi thương lắm. Ở trên này điều kiện sống đã thiếu thốn, thiệt thòi đủ thứ rồi. Nên tôi nghĩ, nếu không được đi học nữa thì chẳng biết đến bao giờ cuộc sống các em mới khác. Một phần vì nghĩ thế nên tôi ở lại. Còn giờ tôi đã có hạnh phúc, mái ấm riêng ở đây rồi, nên xác định gắn bó với vùng đất này thôi”./.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,264
  • Máy chủ tìm kiếm1,091
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay36,368
  • Tháng hiện tại472,435
  • Tổng lượt truy cập67,196,524
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi