cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết Mô hình trường học mới giai đoạn 2012-2019

Thứ sáu - 27/09/2019 05:39
byporno.net - Sáng 26/8, tại thành phố Điện Biên Phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết Mô hình trường học mới giai đoạn 2012-2019. Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Văn Quý - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh, các trường chuyên nghiệp tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo; đại diện các trường Tiểu học, Trung học cơ sở; phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh và Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh.
Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo có đồng chí Nguyễn Văn Kiên - Giám đốc Sở cùng các đồng chí Phó Giám đốc, đại diện lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đồng chí  Trần Văn Sơn  - Bí thư Tỉnh ủy trao cờ thi đua Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Phương pháp dạy học trong Mô hình trường học mới lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập, hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học. Quá trình tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học giúp học sinh phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, hình thành năng lực, phẩm chất.
Trong báo cáo cũng đã nêu việc đánh giá học sinh tiểu học là đánh giá về phẩm chất và đánh giá về năng lực của học sinh. Về phẩm chất: Đánh giá học sinh theo 04 nhóm phẩm chất "Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương" theo 3 mức độ (Tốt, đạt, cần cố gắng). Về năng lực: Đánh giá học sinh theo 03 năng lực "Tự phục vụ, tự quản; Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề" theo 3 mức độ (Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành).
Đối với cấp trung học cơ sở, nguyên tắc đánh giá học sinh là phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập. Nội dung đánh giá: Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, theo từng môn học và hoạt động giáo dục; đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh; đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh. Kết quả đánh giá: Xếp loại học tập (Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Có nội dung chưa hoàn thành); Năng lực (Tốt, Đạt, Cần cố gắng); Phẩm chất (Tốt, Đạt, Cần cố gắng).

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi là: i) Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; ii) Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ,  năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, Chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.
Định hướng về phương pháp giáo dục đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới là phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh. Kết quả rèn luyện của học sinh được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng.
          Như vậy, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong Mô hình trường học mới (bao gồm cả cấp tiểu học cũng như cấp THCS) đã tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực học sinh.
Những trường, những thầy giáo, cô giáo và các em  học sinh tham gia Mô hình trường học mới sẽ rất thuận lợi khi tham gia Chương trình giáo dục phổ thông mới (hay còn gọi là Chương trình giáo dục phổ thông 2018).

Tác giả: Tạ Xuân Chính

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập413
  • Máy chủ tìm kiếm277
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay38,684
  • Tháng hiện tại768,579
  • Tổng lượt truy cập67,492,668
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi