1. Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo, người lao động và tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát:
Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức cơ quan, đơn vị; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động; Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật; Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa ban chấp hành công đoàn và lãnh đạo cơ quan... 2. Xây dựng tổ chức công đoàn: Có kế hoạch công tác năm; triển khai kế hoạch hoạt động đã ban hành; Có phân công nhiệm vụ cụ thể cho ủy viên ban chấp hành; kiện toàn ban chấp hành và cán bộ công đoàn theo đúng quy định; Có sổ ghi chép đầy đủ nội dung, diễn biến các cuộc họp công đoàn (họp ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, thanh tra nhân dân...); Thực hiện chế độ thông tin hai chiều đầy đủ, chính xác và kịp thời với đoàn viên, người lao động, công đoàn cấp trên;
3. Công tác tuyên truyền và các hoạt động khác: Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ (có nội dung cụ thể); Vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện; xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc và đời sống; Tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác (có nội dung và kết quả cụ thể)./.